Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Không có 

“quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị”

Luận điểm cho rằng “quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị” không phải là mới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, lấy cớ góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vấn đề này lại được xới lên. Đằng sau nó là gì, cũng là điểm cần phải làm rõ.
Những người say sưa với quan điểm “quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị”…, cho rằng “quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái hay một thể chế chính trị nào”. Thực chất của quan điểm này là gì? Có hay không “quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị”? Những người tỉnh táo có thể dễ dàng nhận ra: quan điểm này về thực chất chỉ là sự diễn đạt khác đi của quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội – một thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch hòng chống phá cách mạng nước ta. Đây là một luận điệu phản khoa học nhằm tách Quân đội nhân dân Việt Nam khỏi sự lãnh đạo của Đảng, thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, làm Quân đội mất định hướng chính trị, suy yếu sức chiến đấu, không còn là công cụ sắc bén bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Tổ quốc.

KHÂU THEN CHỐT CỦA CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Giáo sư Đinh Quang Báo nói về: 
Khâu then chốt của chất lượng giáo dục
Kiểm tra đánh giá trong giáo dục có giá trị không chỉ cho người dạy, người học mà còn cả nhà quản lý. Đây là khâu cơ bản và then chốt để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn giáo dục, kiểm tra đánh giá chưa được giáo viên, học sinh sử dụng xứng tầm giá trị sư phạm của nó.
Phóng viên Báo GD&TĐ đã có cuộc trò chuyện xung quanh vấn đề trên cùng GS Đinh Quang Báo - Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
                  GS Đinh Quang Báo
Thưa GS Đinh Quang Báo, ông có nhận xét gì về thực trạng kiểm tra đánh giá trong giáo dục hiện nay?
- Hiện nay, kiểm tra đánh giá mới chỉ nghiêng về đánh giá xếp hạng, cho lên lớp, cho tốt nghiệp. Còn chức năng thu nhận thông tin phản hồi để giúp cho thầy và trò điều khiển quá trình dạy học rất ít. Nếu có thì cũng là ngẫu nhiên chưa được nhận thức như là một nguyên tắc sư phạm.
Thực tế cũng cho thấy, đánh giá thường xuyên hiện nay còn yếu. Thứ nhất bởi tần số đánh giá không thường xuyên. Thứ hai, khi đánh giá thường xuyên không chú ý phân tích định tính để giáo viên và học sinh biết và kịp thời sửa chữa, điều chỉnh cách dạy cách học. Tóm lại, kiểm tra đánh giá không chỉ không đúng lúc kịp thời mà còn đưa lại thông tin phiến diện về kết quả dạy học.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Hiệu lực người chỉ huy được tăng cường 

Vào thời điểm Bộ Chính trị mới ban hành Nghị quyết 51, một số người băn khoăn: Liệu Nghị quyết 51 có làm giảm hiệu lực của người chỉ huy? Tìm câu trả lời cho vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc khảo sát tại một số đơn vị thuộc Quân đoàn 1.
Điểm tựa cho người chỉ huy
Trao đổi với chúng tôi về sự băn khoăn: "Nghị quyết 51 có làm giảm hiệu lực của người chỉ huy?". Đại tá Đỗ Minh Xương, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312 cho biết:
- Đúng là thời điểm mới ban hành Nghị quyết 51, ở chỗ này, chỗ kia, một số người còn băn khoăn cho rằng, nghị quyết có thể làm giảm hiệu lực người chỉ huy. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện tôi thấy điều đó không xảy ra. Trên thực tế, với những quy định hết sức cụ thể, rõ ràng về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của chính ủy, chính trị viên, cũng như quy định về mối quan hệ của chính ủy, chính trị viên với người chỉ huy, giúp cho hiệu lực quản lý, chỉ huy được nâng lên rõ rệt.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Học tập phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 19-5, cả nước sôi nổi kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ năm nay cũng đúng vào dịp Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; hai năm thực hiện Chỉ thị 03 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang tích cực thi đua, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, nghị quyết đại hội đảng các cấp.
Từ sau Đại hội XI của Đảng đến nay, những thành tựu mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân giành được trên mọi mặt của đời sống xã hội có ý nghĩa hết sức to lớn, tạo ra thế và lực mới để đất nước phát triển toàn diện, hợp lý và vững chắc.
Ảnh minh họa:dbnd.baclieu.gov.vn.

Cần một cái nhìn công tâm, công bằng về tình hình nhân quyền Việt Nam


Vào ngày 4-6 vừa qua, một lần nữa tại Hạ viện Hoa Kỳ lại diễn ra cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam do Nghị sĩ Chris Smith-nghị sĩ Đảng Cộng hòa tiểu bang Niu Giơ-xi (New Jersey) bảo trợ. Trong lời dẫn, Chris Smith không chỉ lên án Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền mà còn chỉ trích Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “đã để cho những toan tính chính trị lấn át thực tế và sự bạo tàn trong vấn đề đàn áp tôn giáo của Chính phủ Việt Nam”.
Ông Chris Smith cho biết đã đề xuất “Dự luật nhân quyền Việt Nam với tên là H.R. 1897”. Dự luật này đang chờ Ủy ban Đối ngoại Hạ viện xem xét.
Trước đó, ngày 11-4, cũng tại “Cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam” do Dân biểu Chris Smith khởi xướng, bảo trợ, Võ Văn Ái, Chủ tịch cái gọi là “Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam”, còn đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (Quốc gia cần quan tâm đặc biệt) và “ không hậu thuẫn” cho Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016.
Vậy sự thật về những vụ việc mà người ta cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền như thế nào?

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013



"Người thầy cần có tâm"

Giáo sư Phạm Thị Trân Châu – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam:

“Thực tế, trong xã hội vẫn có rất nhiều  thầy cô giáo tốt, hết lòng vì học sinh, chia sẻ khó khăn, dạy học miễn phí cho học sinh nghèo” -  Giáo sư, Tiến sĩ khoa học (GS. TSKH) Phạm Thị Trân Châu (Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Việt Nam) nhận xét như vậy. Theo bà, nếu người lớn là tấm gương cho học sinh thì sẽ hạn chế những hành vi lệch lạc của giới trẻ. Còn người làm thầy không có cái tâm, không trau dồi đạo đức, thì dù lương cao bao nhiêu họ vẫn làm những điều tiêu cực.
Thưa Giáo sư, thời bà đi học, bạn bè đối xử với nhau như thế nào?
 - Khi tôi còn là một nữ sinh nhỏ tuổi, đó là thời chống Pháp, gia đình tôi ở Vùng tự do Liên khu 5. Dù là con nhà quan, nhưng đến Vùng tự do ở nên gia đình tôi cũng nghèo như phần lớn các gia đình khác sống tại đó. Chỉ có những gia đình buôn bán, sản xuất... thì có thể coi là dân cư giàu có hơn người ở đó. Tuy nhiên, khi đến lớp, trẻ con nhà giàu, nhà nghèo đều như nhau, không có sự phân biệt giàu nghèo trong lớp, bạn bè chơi với nhau hoà đồng.   
Giáo sư Phạm Thị Trân Châu 
Trong lớp tôi có người bạn là con của gia đình tư sản chuyên sản xuất giấy. Học trò nghèo như tôi giấy để viết còn không đủ, nhưng tôi học giỏi, bạn tôi thì học yếu, đầu năm học gia đình bạn dẫn bạn đến nhà tôi mang giấy viết đến để tặng tôi. Bố mẹ bạn giàu có, nhưng họ đã dạy cho con của họ một cách rất thấm thía, chứ họ muốn cho giấy cũng có cách khác là chỉ việc “quẳng” giấy cho con họ mang đến lớp cho tôi. Gia đình bạn cho tôi giấy viết cũng là một cách họ dạy con họ. Và mẹ tôi cũng như tôi lòng tự trọng rất lớn, nên không phải họ cứ đưa cho như “bố thí” cũng lấy, cách họ cho như thế nào thì chúng tôi mới nhận. Ban đầu họ mang giấy đến nhà tặng tôi, mẹ để tôi tự quyết định có nhận hay không, tôi không muốn nhận, người mẹ giàu có của bạn tôi đã nói: “Đây không phải là bác cho cháu, mà là cháu nhận giúp bác, để con bác học tập cháu ở chỗ cháu nghèo như thế mà cháu vẫn học giỏi”, cùng với thái độ họ rất trân trọng tôi, nên cuối cùng tôi đã vui vẻ nhận và cảm ơn họ.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Nghệ thuật tạo thế đánh các trận then chốt quyết định

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, đầu tháng 3-1975, quân và dân ta, nòng cốt là các binh đoàn chủ lực đã mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mở đầu là chiến dịch Tây Nguyên. Lực lượng của ta tham gia chiến dịch gồm 5 sư đoàn, 4 trung đoàn bộ binh và nhiều đơn vị binh chủng, cùng LLVT trên địa bàn chiến dịch.

Vì sao Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, 
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, 
kim chỉ nam cho hành động?

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển năm 2011) (gọi tắt là Cương lĩnh 2011) của Đảng đã ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình. Điều đó hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam và tiến trình lịch sử thế giới.


Tiếng Việt đang “dài” ra!


Standard
- Trong một chương trình Chào buổi sáng (VTV1) mới đây, viên sĩ quan cảnh sát giao thông trả lời phỏng vấn rằng: “Chúng tôi đã xác định được những cơn mưa kéo dài trên một tiếng đồng hồ hoặc dưới một tiếng đồng hồ gây ngập lụt là 53 điểm”. Sao không nói: “Chúng tôi đã xác định được 53 điểm cứ mưa to là ngập” cho gọn?
Cũng chương trình này, hàng ngày vẫn ra rả “người tham gia giao thông”, “các phương tiện tham gia giao thông”. Sao không nói “người đi lại”, “xe cộ” cho ngắn?
Hiện tượng nói dài đang ngày càng trở nên phổ biến trong sách báo và văn bản tiếng Việt hiện nay. Vì sao?

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013





Những đặc điểm của một giảng viên tốt


Standard
http://librarykvpattom.files.wordpress.com/2008/09/schoolbest-teacher-slatesc1002166x2176620.jpg?w=143&h=143Người phương Tây có thói quen đáng nể là cái gì họ cũng làm … nghiên cứu. Cái gì họ cũng “cân, đo, đong, đếm”. Mấy chục năm trước, đại học Úc bắt đầu cho sinh viên đánh giá giảng viên (một việc làm trước đó rất hiếm), và thế là hàng loạt nghiên cứu ra đời. Kết quả những nghiên cứu này cung cấp cho chúng ta nhiều dữ liệu thú vị, nhất là những yếu tố để phân biệt một “good lecturer” với một “bad lecturer”. Thiết tưởng những yếu tố này cũng mang tính thời sự, nên tôi liệt kê ra đây vài đặc điểm để tham khảo.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Không thể chấp nhận quan điểm “phi chính trị hoá Quân đội”

Trong tham gia Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có người đưa ra quan điểm “phi chính trị hóa quân đội”, yêu cầu “quân đội đứng ngoài chính trị”, cho rằng “quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái hay một thể chế chính trị nào”. Thực chất của quan điểm đó là gì và vì sao không thể chấp nhận?

Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là yêu cầu, nguyên tắc trong xây dựng quân đội kiểu mới

Có thể nói, và thực tế tổ chức quân đội của các quốc gia trên thế giới cho thấy, không có một quân đội nào đứng ngoài chính trị, kể cả đó là hệ thống chính trị tư sản hay vô sản. Lập luận phi chính trị hóa quân đội của một số người đưa ra chẳng qua là thủ thuật khiến một số người không có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu sâu về vấn đề này có những đánh giá mơ hồ về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc… Đây là vấn đề được tập trung phân tích và làm rõ trong buổi Tọa đàm tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Báo Quân đội nhân dân tổ chức, chiều 13-3, tại Hà Nội.

Buổi tọa đàm nhằm khẳng định làm rõ hơn những vấn đề về xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc được nêu trong các điều từ Điều 69 đến Điều 73 (Chương IV) của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là Điều 70.
Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng Biên tập Báo QĐND chủ trì và tham gia tọa đàm

Mục tiêu nào đằng sau đòi hỏi Quân đội phải trung lập về chính trị

Lợi dụng đợt sinh hoạt dân chủ lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các thế lực thù địch đang tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc, hòng hạ thấp uy tín Đảng ta. Mục tiêu của chúng là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và toàn xã hội, đòi bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.