Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Bé gái Việt làm triệu người xúc động trên tạp chí LIFE 1968

Loạt ảnh về cuộc sống của cô bé Việt Nam bị cụt chân  vì bom đạn Mỹ do tạp chí Life đăng tải năm 1968  đã ám ảnh nhiều người Mỹ.


Khi đang vô tình lọt vào khu vực mà người Mỹ quy định là vùng “bắn phá tự do” (free-fire-zone), cô bé 12 tuổi Nguyễn Thị Tròn đã bị đạn súng máy từ trực thăng Mỹ bắn cụt chân phải. Phóng viên ảnh nổi tiếng Larry Burrows đã gặp Tròn và thực hiện một loạt ảnh về cuộc sống của em. Trong bức ảnh này, Tròn đang chờ được lắp chân giả.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Những bức ảnh quý giá về chiến tranh Việt Nam

(Dân trí) - Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Mỹ chính thức đưa quân viễn chinh sang Việt Nam tham chiến, để đánh dấu mốc lịch sử này, hãng tin AP đã xuất bản cuốn sách ảnh “Vietnam: The Real War” công bố 300 bức ảnh hiếm từng được chụp tại chiến trường Việt Nam.

Chiến tranh Việt Nam đã để lại trong ký ức không chỉ những cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam mà ngay cả một thế hệ người dân Mỹ những ký ức sâu đậm, có sức ám ảnh lâu dài. Những ký ức đó gắn liền với những tác phẩm ảnh chiến trường gây ám ảnh, nhức nhối.
Có một thế hệ phóng viên ảnh chiến trường từng được các hãng thông tấn Mỹ cử sang Việt Nam, đó là thế hệ phóng viên chiến trường xuất sắc nhất mọi thời đại, luôn được nhắc tới trong giới làm nghề như những tượng đài lớn. Đáng kể nhất là những cái tên đến từ hãng tin Associated Press (AP) như Malcolm Browne, Eddie Adams, hay Nick Ut...
Ở thời kỳ đó, khi người dân Mỹ còn khá mù mờ về cuộc chiến tranh mà chính phủ Mỹ tiến hành tại Việt Nam, chính những phóng viên ảnh chiến trường quả cảm của AP đã đem về cho người dân Mỹ những hình ảnh trung thực nhất, khắc họa những bi kịch mà quân đội Mỹ đang gieo rắc tại Việt Nam.
Những bức ảnh đó đã được đánh đổi bằng sự mạo hiểm tính mạng của những phóng viên chiến trường sẵn sàng chết vì nghề. Quả thực AP đã có 4 phóng viên ảnh ngã xuống trên chiến trường Việt Nam trong quá trình tác nghiệp.
Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Mỹ chính thức đưa quân viễn chinh sang Việt Nam tham chiến, để đánh dấu mốc sự kiện lịch sử này, hãng tin AP của Mỹ đã xuất bản cuốn sách ảnh có tiêu đề “Vietnam: The Real War” (Việt Nam - Một cuộc chiến thực sự) trong đó có khoảng 300 bức ảnh lịch sử từng được ghi lại trên các chiến trường Việt Nam.
Trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Việt Nam, hãng tin AP đã giành được tổng cộng 6 giải Pulitzer - giải thưởng cao quý dành cho các nhà báo Mỹ, trong đó có 4 giải Pulitzer cho phóng viên ảnh và 2 giải cho phóng viên viết tin bài.
Tuyển lựa từ 25.000 bức ảnh lưu giữ trong kho, AP đã lọc ra 300 bức xuất sắc nhất, khắc họa những thái cực khác nhau của cuộc chiến.

Cuốn sách “Vietnam:
The Real War” vừa được xuất bản ngày 1/10 tại Mỹ, Canada, và Anh.
Cuốn sách “Vietnam: The Real War” vừa được xuất bản ngày 1/10 tại Mỹ, Canada, và Anh.

Võ Nguyên Giáp: Nhà chính trị đi trước nhà quân sự


- Trải qua nhiều năm kiên trì đến với dân, đến khi cách mạng đã có chỗ đứng chân trong nhân dân rồi, Hồ Chí Minh mới giao cho Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ tổ chức Đội Quân giải phóng.
Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh với các cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 1999.Ảnh tư liệu
LTS: Đại tá Trần Trọng Trung là tác giả cuốn "Võ Nguyên Giáp - danh tướng thời đại Hồ Chí Minh". Với tư cách một nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh cách mạng, ông đã dày công viết về sự nghiệp của Đại tướng.
Được sự cho phép của ông, VietNamNet trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số trích đoạn của cuốn sách: