Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Trao đổi với Christ Smith-Hạ nghị sĩ Mỹ

Mới đây tại tại Quốc hội Hòa Kỳ, Ông Christ Smith-Hạ nghị sĩ Mỹ đã nêu vấn đề: Nhà nước Việt Nam có sự phân biệt đối xử giữa các tôn giáo..., rằng Việt Nam đang đi những bước lùi về tự do tôn giáo.... Lạ thật, ở cái thời đại thông tin bùng nổ này mà ông ta không hề hay biết sự quan tâm đã rất lâu rồi của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không hiểu ông ta có bị “điếc” và “đui” không nhỉ? Chắc không đâu, bởi chẳng nhẽ “điếc” và “đui” mà lại chui được vào dân biểu của Quốc hội Hòa Kỳ sao!? Bộ mặt thật của ông ta chính là cố lôi kéo đồng minh nhằm mục đích gây sức ép với Quốc hội Mỹ để tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo.

Hỡi ông nghị Christ Smith hãy nghe cho rõ: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, tuyệt đối hóa tự do tôn giáo mà không thấy nghĩa vụ công dân là điều không thể chấp nhận ở nước Việt Nam. Điều đó tiếp tục được khẳng định rất rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013: “1- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với công ước quốc tế “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” xác định, quyền con người có hai loại: Các quyền tuyệt đối, như: “Không ai bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ” (Điều 6); “Không một người nào có thể bị tra tấn” (Điều 7); “Không được phép bắt giữ làm nô lệ người nào” (Điều 8)…; các quyền bị hạn chế, như: “Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú” (Điều 12); “Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo” (Điều 18),... Công ước cũng quy định: việc thực hiện những quyền trên “kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt và phải chịu một số hạn chế nhất định, vì sự tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Như vậy, theo quan điểm của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế, mặc dù là một quyền cơ bản của con người, nhưng tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là tuyệt đối, mà là một quyền có giới hạn.

Vì vậy, ông Christ Smith thân mến, đừng lấy các vụ xảy ra ở 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung (Hà Nội); vụ ở xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An... để đưa ra những thông tin sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, sẽ chẳng còn ai ngây thơ mà tin theo ông đâu. Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc rồi đấy, mà còn trúng với số phiếu cao nữa (184/192), ông biết chưa Christ Smith!?
doanvanhau1158@gmail.com

1 nhận xét:

hãy thể hiện chính kiến của bạn