Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Ở Việt Nam không có cái gọi là “Tù nhân lương tâm”

Theo tổ chức “Ân xá Quốc tế”: Tù nhân lương tâm (prisoner of conscience) khái niệm này dùng để chỉ một người bị tù vì thực hành niềm tin của họ một cách hoà bình. 
Vậy niềm tin của Cù Huy Hà Vũ, Phạm Trí Dũng, Phạm Viết Đào… - những kẻ được coi là “tù nhân lương tâm” là gì vậy??? Niềm tin của họ chính là Đảng Cộng sản Việt Nam-Một tổ chức chính trị duy nhất đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, bảo vệ độc lập, tự do, luôn chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân phải được thay bằng một đảng chính trị khác. Niềm tin của họ là chế độ XHCN phải được thay bằng một chế độ dân chủ tự do vô tổ chức, không bị giàng buộc bởi bất cứ luật pháp nào...
Vậy nên, phải khẳng định rằng: “khái niệm tù nhân lương tâm” trên chỉ là một cái cớ để tổ chức “Ân xá Quốc tế” can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, phục vụ mưu đồ chính trị của họ mà thôi.
Đúng như Treviet.blogspot đã thông tin:  Giáo sư Illinois, Francis Boyle, của Đại học Illinois, Francis Boyle, người từng là thành viên của hội đồng quản trị của Tổ chức Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ vào đầu những năm 1990, tuyên bố rằng: “tổ chức Ân xá Quốc tế đã hành động theo những chủ trương có liên quan chặt chẽ với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh”. Không chỉ vậy, Ông còn nhấn mạnh rằng “các nhóm ủng hộ Israel tại Hoa Kỳ và Anh đã ngầm đóng góp tài chính tương đối lớn của Tổ chức Ân xá Quốc tế (mà ông ước tính ở mức 20% ngân sách của tổ chức) và dùng nó để khiến tổ chức này có những tuyên bố thiên vị Israel”. Từ đó, cùng với nhiều kết quả điều tra khác, Francis Boyle kết luận: “Tổ chức Ân xá quốc tế hoạt động chủ yếu là do động cơ chính trị,…”; “Thứ hai là vì tiền. Thứ ba là để thu hút nhiều hơn các thành viên. Thứ tư, các xung đột nội bộ. Và cuối cùng mới là nhân quyền”.
Vì thế chúng ta khẳng định rằng ở Việt Nam không có và sẽ không bao giờ có khái niệm “tù nhân lương tâm”, mà chỉ có những kẻ gây rối an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chống phá, lật đổ chế độ và bị Nhà nước Việt Nam xử lý bằng pháp luật.




1 nhận xét:

hãy thể hiện chính kiến của bạn