Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam bây giờ mới có (!?)

Quốc nạn tham nhũng không là chuyện riêng của một quốc gia nào, thời nào. Vì thế, cuộc chiến chống tham nhũng đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên toàn thế giới.

Ngay ở nước ta, các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ… hầu như triều đại nào cũng có nạn sâu dân, mọt nước, với mức độ biểu hiện khác nhau, làm suy yếu tiềm lực của quốc gia, dân tộc, xuống cấp đạo đức xã hội… Cũng bởi mối nguy hại đó mà bất kỳ thể chế, triều đại nào cũng đều muốn bài trừ, tận diệt loại giặc nội xâm cực kỳ nguy hiểm này; ông cha ta đã từng coi "thủy, hỏa, đạo, tặc" là bốn loại giặc nguy hại nhất của cuộc sống con người.
Ngay trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1946 - 1975), ở vùng tự do hay trên miền Bắc hoàn toàn giải phóng, ta đã từng nghe nói về phong trào "ba xây", "ba chống". "Ba chống" là: chống quan liêu, tham ô, lãng phí. Và một vụ án điển hình đó là nguyên Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu vì đã tham ô lớn tiền của quân đội, ăn chơi sa đọa,  đã bị tử hình.
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, ba mươi năm đổi mới vừa qua, nhận thức và quan điểm về đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngày càng sâu sắc hơn, quyết liệt hơn.
Ðại hội VI của Ðảng (1986), trong khi đề ra đường lối đổi mới toàn diện, xuất phát từ thực tế, đã có quyết sách mở cuộc vận động "làm trong sạch Ðảng, khắc phục những hiện tượng hư hỏng trong bộ máy Nhà nước, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong xã hội".
Ðại hội VII, với Cương lĩnh 1991, đã nêu lên bài học lớn về xây dựng Ðảng, trong đó nhấn mạnh "Phải phòng và chống được những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên".
Tiếp đó, liền trong 5 kỳ Ðại hội, từ VIII, IX, X, XI đến XII, Ðảng ta đều coi việc đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một trong những nhiệm vụ quan trọng của xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Ðại hội XII xác định: Ðấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và của toàn thể hệ thống chính trị. Cụ thể hóa Nghị quyết Ðại hội XII, Hội nghị Trung ương 4 (tháng 10-2016) ban hành Nghị quyết Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Nghị quyết thẳng thắn chỉ ra rằng, những hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Ðảng đã "làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Ðảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Ðảng và chế độ".
Đặc biệt, qua việc xét xử nghiêm một số “đại án” tham nhũng trong năm 2017 và đầu năm 2018 vừa qua đã to nim tin ln ca người dân đi vi Đng, Nhà nước và chế độ; và nhân dân còn mong đợi Đng, Nhà nước cần quan tâm xét xử nghiêm hơn nữa.

Từ những khái quát trên, chúng ta khẳng định cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam hoàn toàn không phải bây giờ giờ mới có, và cũng không phải là cuộc chiến đấu đá phe nhóm nào cả, mà nó là cuộc chiến vì sự tồn vong của đất nước, của chế độ, là nguyện vọng của quần chúng nhân dân./.

2 nhận xét:

hãy thể hiện chính kiến của bạn