TRÍCH CÔNG
ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN - 1982
ĐIỀU 55. Chế độ pháp lý riêng của vùng đặc quyền về kinh tế
Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía
ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy
định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển
và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công
ước điều chỉnh.
ĐIỀU 56. Các quyền, quyền tài phán và
các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền về kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển
có:
a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai
thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh
vật, của vùng nước bên trên đáy biển,
của đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác
vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và
gió.
b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp
của Công ước về việc:
i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị
và công trình;
ii. Nghiên cứu khoa học về biển;
iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy
định.
2. Trong vùng
đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của
mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của
các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước.
3. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển nêu trong điều này được thực hiện theo đúng phần VI.
ĐIỀU 57. Chiều rộng của vùng đặc quyền
về kinh tế
Vùng đặc quyền
về kinh tế không được mở rộng ra quá 200
hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
ĐIỀU 58. Các quyền và các nghĩa vụ của
các quốc gia khác trong vùng đặc quyền về kinh tế
1. Trong vùng
đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển,
trong những điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù định,
được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây
cáp ngầm nêu ở Điều 87, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích
khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này
và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là những khuôn khổ việc
khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm.
2. Các Điều từ 88 đến 115, cũng như các quy tắc thích
hợp khác của pháp luật quốc tế, được áp dụng ở vùng đặc quyền kinh tế trong
chừng mực mà chúng không mâu thuẫn với phần này.
3. Trong vùng
đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của
mình theo Công ước, các quốc gia phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của
quốc gia ven biển và tôn trọng các luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy
định của Công ước và trong chừng mực mà các luật và quy định đó không
mâu thuẫn với phần này và với các quy tắc khác của pháp luật quốc tế…
Còn đây là sơ đồ hình
ảnh mà Trung Quốc đã đặt Vị trí giàn khoan HD-981 (ô
vuông đen) trên vùng biển Việt Nam :
HD-981 thuộc sở hữu của CNOOC, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Trị giá ước tính của nó lên tới 1 tỷ USD.
HD-981 thuộc sở hữu của CNOOC, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Trị giá ước tính của nó lên tới 1 tỷ USD.
Chiểu theo quy
định của Công ước quốc tế, rõ ràng giàn khoan của Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo đúng quy định của Công
ước. Để hỗ trợ cho việc làm trái phép
đó, Trung Quốc đã điều
80 tàu với sự yểm trợ của máy bay tấn công, đâm
rách tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng giàn khoan đang đặt hạ trái phép trên
thềm lục địa Việt Nam. Đã có 6 người phía Việt Nam bị thương.
Tàu Trung Quốc
tấn công tàu Việt Nam
bằng vòi rồng.
Tàu Trung Quốc hung hãn đâm vào tàu kiểm ngư Việt Nam
Tàu kiểm ngư của
Việt Nam
sau khi bị tàu Trung Quốc đâm.
Kiểm ngư viên bị thương do tàu của Trung Quốc gây ra.
Những hành động trên của phía
Trung quốc là việc làm trắng trợn, ngang ngược, vô cùng nguy hiểm, vi phạm đến lợi ích kinh tế, quyền chủ
quyền và quyền tài phán của Việt Nam với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
mà Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc đã quy định. Nhằm hiện thực hóa yêu sách vô lý đường lưỡi
bò của Trung Quốc ở Biển Đông; thực hiện chiến lược độc chiếm Biển Đông.
Những hành động đó sẽ phải
được chấm dứt ngay. Nhà nước Việt Nam ,
nhân dân Việt Nam
sẽ sử
dụng tất cả các biện pháp hòa bình được quy định bởi luật pháp quốc tế và Hiến
chương LHQ để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình ở Biển Đông.
doanvanhau1158@gmail.com
Chủ quyền lãnh thổ, biển đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, chúng ta phải kiên quyết giữ vững. Nhưng chúng ta phải xử lý hết sức khôn khéo; không để kẻ xấu lợi dụng để kích động, chống phá.
Trả lờiXóa