Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Hiện nay, trên một số trang mạng, blog cá nhân của một vài kẻ tự cho là đấu tranh bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam cho rằng ở Việt Nam người dân không được tự do hoạt động tôn giáo, chính quyền bắt bớ, không tạo điều kiện cho tôn giáo tồn tại. Sự thực có đúng như những gì họ đã nêu? Tôi xin được chia sẻ một vài thông tin về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam để mọi người cùng vạch mặt, chỉ tên, thấy rõ mục đích xấu xa, bỉ ổi của chúng.
doanvanhau1158@gmail.com

1. Quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng và tôn giáo:
Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của dồng bào các dân tộc. Những quan điểm gần đây nhất vẫn tiếp tục khẳng định điều đó:
- Ngày 12/3/2003 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết về công tác tôn giáo, trong đó quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật…”.
- Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật”.
- Gần đây nhất, trong Điều 24 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào… 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
2. Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên thực tế ở Việt Nam những năm gần đây:
- Tôn giáo phát triển nhanh về số lượng ở Việt Nam: từ chỗ chỉ có ba tổ chức tôn giáo được công nhận trước đây là: Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), Giáo hội Công giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho đến nay đã có 12 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động, với hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành, gần 26.000 cơ sở thờ tự và trên 30 triệu tín đồ, chiếm 1/3 dân số cả nước.
- Hệ thống cơ sở đào tạo, học tập cũng phát triển mạnh: Năm 1993 chỉ có 22 trường cao đẳng, trung cấp Phật học, nhưng hiện nay, cả nước có 4 học viện, 49 trường cao đẳng, trung cấp, sơ cấp Phật học. Ngoài ra, hàng năm Nhà nước còn tạo điều kiện cho hàng trăm tu sĩ đi học tập, hội thảo ở nước ngoài, có vị đã trở thành tiến sĩ Phật học.
- Tài liệu phục vụ cho hoạt động tôn giáo cũng được quan tâm tạo điều kiện: chỉ riêng Nhà xuất bản Tôn giáo mỗi năm Nhà nước cấp phép cho hơn 1.000 ấn phẩm liên quan đến tôn giáo.
- Đất đai dành cho xây dựng cơ sở hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi: Chỉ trong 8 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo trong cả nước đã có gần 20.000 cơ sở thờ tự được sửa chữa, xây dựng mới. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp hàng trăm ha đất để xây dựng cơ sở thờ tự, như: TP. Hồ Chí Minh đã giao 7.500m2 đất cho Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) xây dựng Viện Thánh kinh Thần học; Hà Nội giao 10 ha cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng Học viện Phật giáo; tỉnh Đăk Lắk giao hơn 11.000m2 đất cho Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột; thành phố Đà Nẵng giao hơn 9.000 m2 đất cho Tòa Giám mục Đà Nẵng; tỉnh Quảng Trị giao thêm 15 ha đất cho Giáo xứ La Vang...
- Hoạt động tín ngưỡng được quan tâm tạo điều kiện tổ chức trên các quy mô khác nhau, diễn ra ở mọi miền của đất nước: mỗi năm đã có hơn 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức. Năm 2011, đã diễn ra Đại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam với sự có mặt của hàng ngàn tăng ni, phật tử cả trong và ngoài nước. Sắp tới đây, từ ngày 7 - 11/5/2014, Đại lễ Phật đản 2014 sẽ được tổ chức tại Chùa Bái Đính dự kiến sẽ tiếp đón khoảng 1.500 lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các Giáo sư, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu đến từ 95 quốc gia, vùng lãnh thổ và 10.000 Phật tử và nhân dân Việt Nam.
Những thông tin trên tuy chưa thể hiện một cách đầy đủ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng cũng quá đủ để mỗi người dân Việt Nam thấy rõ bản chất thâm độc của các thế lực thù địch và những kẻ cực đoan trong nước đang tìm cách lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đại lễ Phật đản (Vesak 2014) sẽ được tổ chức tại Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình

                                           Đại lễ Phật đản (Vesak 2014) sẽ được tổ chức tại Chùa Bái Đính






1 nhận xét:

hãy thể hiện chính kiến của bạn