Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Hai mươi điều người giáo viên cần biết

Xin trân trọng mời các thầy cô cùng tham khảo bài viết tôi mới sưu tầm:

"1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học viên và hãy chia sẻ những thất bại của họ.
2. Bạn là người rất gần gũi với học viên của mình, hãy cố gắng để họ luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của họ.
3. Đừng ngại thừa nhận với người học là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng họ tìm câu trả lời.
4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi học viên. Khi đó chính họ sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.
5. Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của họ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học, người học cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Những bức ảnh làm thay đổi thế giới


QĐND - Đôi khi có nhiều bức ảnh được chụp một cách tình cờ, nhưng những bức ảnh đó lại có thể mang tới những sự thay đổi cho nhân loại. Báo Sự thật thanh niên (Nga) số ra tháng 7-2013 đã tập hợp 5 bức ảnh từng tạo ra sự đổi thay ấy.

1- Ảnh chụp Chê Ghê-va-ra (người nằm) do phóng viên nhiếp ảnh Phrét-đi Abo-Rtơ (Freddi Aborta) chụp năm 1967. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng của cách mạng và cuộc nổi dậy chống áp bức.
Chê Ghê-va-ra có kế hoạch lật đổ chính phủ Bô-li-vi-a và kế hoạch đó không thành. Chính phủ Bô-li-vi-a đã làm mọi cách để tiêu diệt được ông. Họ đã chụp tấm ảnh “kỷ niệm” khi ông đã chết. Trong ảnh có một viên sĩ quan đang chỉ tay vào bụng Chê Ghê-va-ra. Lúc đầu, họ dùng bức ảnh này nhằm mục đích bắt những người kế nhiệm phải im lặng. Sau đó, họ dùng bức ảnh này để chứng minh rằng, cách mạng đã bị thất bại và cuộc đấu tranh đã đến hồi kết. Song thực tế, cuộc đấu tranh chống áp bức mới bắt đầu...
Ảnh chụp Chê Ghê-va-ra (người nằm) do phóng viên nhiếp ảnh Phrét-đi Abo-Rtơ (Freddi Aborta) chụp năm 1967. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng của cách mạng và cuộc nổi dậy chống áp bức
Bức ảnh được lan truyền khắp thế giới và người xem có dịp so sánh bức ảnh này với bức tranh của một họa sĩ vô danh thời Phục hưng. Đó là bức tranh ghi lại hình ảnh một tín đồ đã chết và vừa được tháo từ thánh giá ra.
Với sự so sánh đó, những người kế nhiệm Chê Ghê-va-ra gọi bức ảnh trên là “Chê bất tử”.
Cho đến nay, mặc dù vẫn còn các ý kiến khác nhau về Chê Ghê-va-ra, song ở thời điểm nào đó, ông đã trở thành biểu tượng của cách mạng và phong trào nổi dậy chống áp bức.

Cảnh giác với những bình luận sai lệch về sửa đổi Hiến pháp


QĐND - Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (DTSĐHP) tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII cho thấy, việc lấy ý kiến nhân dân vào DTSĐHP lần này thật sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, sâu rộng, không chỉ ở trong nước mà cả đối với đồng bào Việt Nam ở nước ngoài. Theo thống kê của các cơ quan, tổ chức hữu quan, tính đến nay đã có hơn 26.091.000 lượt ý kiến góp ý với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức để các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý vào DTSĐHP. Nhìn chung, đại đa số ý kiến của nhân dân đều tán thành với DTSĐHP do Ủy ban DTSĐHP công bố. Báo cáo cũng tổng hợp các ý kiến tâm huyết, tham gia ý kiến vào bản DTSĐHP. Những ý kiến này đã được Ủy ban DTSĐHP trình bày trước Quốc hội để các đại biểu tiếp tục trao đổi, thảo luận.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Những chứng cứ thuyết phục


QĐND - Hàng trăm bản đồ do chính Trung Quốc và một số nước phương Tây xuất bản cách đây vài trăm năm xác định cương giới cực Nam Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, cùng rất nhiều tư liệu lịch sử đã được trưng bày tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh từ ngày 22 đến 29-8 là những bằng chứng hùng hồn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Đó là sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Đôi nét về chiến lược chống khủng bố mới của Mỹ

Ngày 23-5-2013, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma đã công bố chiến lược chống khủng bố mới thay cho chiến lược chống khủng bố mà Chính quyền Mỹ đã thực hiện từ năm 2001. Vậy, vì sao Mỹ phải thay đổi chiến lược, nội dung cơ bản của chiến lược mới là gì và triển vọng của nó ra sao đang là vấn đề mà dư luận quốc tế quan tâm.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

CÁCH SOẠN POWERPOINT SLIDE


1
.  Cẩn thận với PowerPoint
Nếu chúng ta có 20 hộp sơn, chúng ta không tự nhiên trở thành họa sĩ.  Tương tự, nếu chúng ta có 20 slides, chúng ta không hẳn có một bài báo cáo – mà chỉ là một loạt slides.  Để có một báo cáo tốt, tác giả đòi hỏi phải thực tập rất nhiều.
Một trong những vấn đề của PowerPoint là tính đồng dạng.  Ba đặc điểm sau đây làm cho báo cáo khó theo dõi:
  1. Những slide đều có một format giống nhau
  2. Dùng điểm bullet trong mỗi slide
  3. Dùng một màu nền duy nhất
  4. Mỗi slide cần phải có một tựa đề
Đặc điểm 1-3 có thể làm cho người theo dõi mệt mỏi, vì lặp đi lặp lại nhiều lần.  Nếu được, cố gắng sáng chế ra nhiều màu nền khác nhau để dùng trong bài nói chuyện; nếu không có nhiều màu nền, thì chỉ dùng màu nền hết sức đơn giản.
Tựa đề trên mỗi slide cũng giống như bảng chỉ đường.  Bảng chỉ đường dẫn dắt câu chuyện một cách logic và lí thú.  Do đó, tác giả cần phải suy nghĩ cách đặt tựa đề cho mỗi slide sao cho đơn giản nhưng đủ để khán giả biết mình đang ở đâu trong câu chuyện.  Sau đây là vài hướng dẫn cho cách soạn slide.