Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

TIẾP TỤC TÌM HIỂU VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

"Đảng và Nhà nước Việt Nam tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân".    

 Ngay sau khi ông H.Bi-e-lê-phen-Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo của Liên Hiệp Quốc kết thúc chuyến làm việc tại Việt Nam và có buổi họp báo tại Hà Nội ngày 31-7-2014, một số blog ở trong và ngoài nước đã cố tình khai thác những thông tin một chiều xoay quanh vấn đề “giới hạn tôn giáo” ở Việt Nam. Mục đích của họ nhằm hạ thấp uy tín của Nhà nước Việt Nam; kích động, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất ổn định tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhằm thực hiện mưu đồ cuối cùng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.


Khẳng định như vậy có oan cho họ không. Xin trả lời ngay rằng, hoàn toàn đúng “tâm đen” của những kẻ tự xưng là “người đi tiên phong” trên con đường đấu tranh vì tự do nhân quyền ở Việt Nam.
Bởi lẽ, nếu nói về lý thì ngay trong Điều 18 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị thì tôn giáo hay tín ngưỡng đều có thể phải chịu các giới hạn cần thiết  để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.
Thực tiễn trên thế giới các nước đều có những quy định không giống nhau về giới hạn hoạt động tôn giáo. Ví dụ như Scientology (tạm dịch là Khoa luận giáo) ra đời, phát triển và được ưu ái nhất ở Mỹ, nhưng cũng chính tổ chức này lại phải chịu những biện pháp cứng rắn từ Quốc hội nước Pháp và cũng chỉ có vài nước ở châu Âu công nhận Scientology là tổ chức hay phong trào tôn giáo. Hay Osho (một loại thiền động) bị trục xuất khỏi Mỹ năm 1987 vì lý do va chạm với cư dân, chính quyền địa phương…, nhưng lại đang có hơn 200 nghìn hội viên và 600 trung tâm tu học trên thế giới… Như vậy có thể thấy rằng, việc đặt ra những quy định giới hạn cho tự do tôn giáo là đương nhiên, bất kể quốc gia nào cũng phải tính đến để bảo vệ lợi ích chung của xã hội, nhà nước.
Ở Việt Nam, quyền tự do tôn giáo được xác lập trong Hiến pháp. Cụ thể, Điều 24 (Chương II) của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Thực tiễn ở Việt Nam, chỉ tính những năm gần đây tôn giáo phát triển nhanh về số lượng. Từ chỗ chỉ có ba tổ chức tôn giáo được công nhận trước đây là: Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), Giáo hội Công giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho đến nay đã có 12 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động, với hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành, gần 26.000 cơ sở thờ tự và trên 30 triệu tín đồ, chiếm 1/3 dân số cả nước. Hệ thống cơ sở đào tạo, học tập cũng phát triển mạnh: Năm 1993 chỉ có 22 trường cao đẳng, trung cấp Phật học, nhưng hiện nay, cả nước có 4 học viện, 49 trường cao đẳng, trung cấp, sơ cấp Phật học. Ngoài ra, hàng năm Nhà nước còn tạo điều kiện cho hàng trăm tu sĩ đi học tập, hội thảo ở nước ngoài, có vị đã trở thành tiến sĩ Phật học. Đất đai dành cho xây dựng cơ sở hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi: chỉ trong 8 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo trong cả nước đã có gần 20.000 cơ sở thờ tự được sửa chữa, xây dựng mới. Hoạt động tín ngưỡng được quan tâm tạo điều kiện tổ chức trên các quy mô khác nhau, diễn ra ở mọi miền của đất nước: mỗi năm đã có hơn 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức. Năm 2011, đã diễn ra Đại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam với sự có mặt của hàng ngàn tăng ni, phật tử cả trong và ngoài nước. Đại lễ Phật đản 2014 được tổ chức tại chùa Bái Đính đã tiếp đón khoảng 1.500 lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu đến từ 95 quốc gia, vùng lãnh thổ và 10.000 Phật tử và nhân dân Việt Nam.
Từ những bằng chứng tuy chưa thật đầy đủ trên đây, cũng có thể cho mỗi chúng ta nhận thấy rõ bản chất của vấn đề đòi tự do tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam của một vài kẻ có mưu đồ bán nước, hại dân./.
doanvanhau1158@gmail.com


1 nhận xét:

hãy thể hiện chính kiến của bạn