Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Hãy cảnh giác với những luận điệu về nhân quyền


Giáo hội Phật giáo Việt Nam
      đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh 
Chuẩn bị cho dịp kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế năm nay (ngày 10 tháng 12), trên một số trang mạng xã hội lại rầm rộ chiến dịch xuyên tạc, bóp méo về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Vẫn là những nội dung cũ rích, nhai lại rằng: Chính quyền ở Việt Nam đã “tước bỏ mọi nhân quyền” được nêu ra trong Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế. Với những bằng chứng thiếu căn cứ thực tế, chúng cố tình giả đui, giả điếc bỏ qua những thành quả tốt đẹp mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đã xây dựng nên, nhằm cổ xúy, đòi quyền lợi cho những kẻ chống phá Nhà nước như Lê Hiếu Đằng, Trần Huỳnh Duy Thức...

Trong khi Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, đồng thời đã cụ thể hóa các công ước đó trong pháp luật quốc gia. Cụ thể như: Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII (28-11-2013), Hiến pháp 2013 được thông qua, đã quy định đầy đủ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Bản Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa, mở rộng quyền công dân đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp trước đây của Nhà nước ta. Chẳng hạn, công dân có quyền: Tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào… (Điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… (Điều 25). Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Và mới đây nhất, sáng 28/11/2014, với 100% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua hai nghị quyết phê chuẩn công ước Liên hiệp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, và công ước về quyền của người khuyết tật.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, ở Việt Nam còn những vấn đề xã hội bức xúc như: sự phân hóa giàu nghèo, nạn tham nhũng... Đảng, Nhà nước Việt Nam đang tích cực củng cố bộ máy chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, vai trò làm chủ của nhân dân; xây dựng một Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân. Theo đó, quyền con người ngày càng được đảm bảo tốt hơn ở Việt Nam. Những lời xuyên tạc của một số ít bọn “ăn cháo, đá bát” chỉ là những giọng điệu hằn học, cố theo đuôi đế quốc nhằm chống lại nhân dân Việt Nam mà thôi. Chắc chắn bọn chúng sẽ bị vạch mặt chỉ tên và mỗi công dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận những hành vi bỉ ổi đó.

doanvanhau1158@gmail.com

1 nhận xét:

  1. Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.

    Trả lờiXóa

hãy thể hiện chính kiến của bạn