Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

4. Những chiến tích tiếp theo của vi rút "diễn biến hòa bình" ở Đức và Liên Xô.

Nét mới trong triển khai thực hiện “diễn biến hòa bình” ở Cộng hòa Dân chủ Đức là Mỹ và phương Tây đã tăng cường hối thúc “tự diễn biến” trong lòng Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức thông qua việc lợi dụng triệt để sự phân hóa trong giới lãnh đạo do mâu thuẫn nội bộ Đảng gây nên; đồng thời, rất quyết liệt trong việc tranh giành và sử dụng lực lượng thanh niên để kích động tính dân tộc Đức nhằm đánh thẳng vào các tổ chức và người đứng đầu Đảng, Nhà nước; từng bước chặt đứt mối quan hệ giữa đảng cầm quyền và quần chúng nhân dân, làm cho sự hoài nghi, thiếu tin tưởng vào đường lối của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước tăng vọt trong dân chúng.
doanvanhau1158@gmail.com

Mặt khác, rút kinh nghiệm việc thực hiện “diễn biến hòa bình” ở Hungari, Ba Lan, Tiệp Khắc các thế lực thù địch đã đẩy mạnh việc chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước với Liên Xô, làm cho nội bộ ngày càng mâu thuẫn gay gắt với nhau và với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, dẫn đến mất đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong hệ thống trị xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, kích động, cổ súy cho các lực lượng chống đối Đảng, Nhà nước dưới các chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tạo điều kiện cho người dân, chủ yếu là thanh niên, trí thức rời bỏ đất nước chạy sang Cộng hòa Liên bang Đức; đã chi những khoản tiền kếch xù để hỗ trợ cho các phe phái đối lập với Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức, nhất là các tổ chức thanh niên, sinh viên để lực lượng này kéo dài biểu tình liên tục, ở nhiều thành phố với quy mô lớn, có sự tham gia của một số tầng lớp nhân dân; gây áp lực ngày càng tăng cho Đảng và bộ máy nhà nước, dẫn đến sự hỗn loạn trong lòng xã hội Cộng hòa Dân chủ Đức, khiến hầu hết các nhà máy xí nghiệp, trường học ở Cộng hòa Dân chủ Đức phải đóng cửa.
Tình hình chính trị - xã hội diễn biến ngày càng phức tạp. Trong bối cảnh ấy, Ban lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức đã tỏ ra hết sức lúng túng, bị động, không thể đưa ra các chủ trương, giải pháp phù hợp để giải quyết bất đồng và những tình huống chính trị, quân sự phát sinh phức tạp. Tất cả họ đều trông chờ vào sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô để ổn định tình hình, trong khi đó, bản thân Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xôviết cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức mới, tự mình chưa thể khắc phục được.
Đầu tháng 10-1989, nhân dịp tổ chức kỷ niệm ngày Quốc khánh lần thứ 40 của Cộng hòa Dân chủ Đức, tại 15 tỉnh, thành phố của nước này đã đồng loạt diễn ra các cuộc biểu tình chống Đảng, Nhà nước. Nội dung yêu sách của các cuộc biểu tình là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, đòi thống nhất Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức và đòi thay đổi hiến pháp tạm thời. Trước các cuộc biểu tình ngày càng phức tạp và vô cùng quyết liệt, Ban lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức từng bước nhượng bộ rồi rút lui. Kết cục của các cuộc biểu tình, bạo loạn chính trị là ngày 18-11-1989, Hội nghị Trung ương Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức đã họp và Bộ Chính trị từ chức tập thể. Mười ngày sau đó, cựu Tổng Bí thư Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức Hônếchkơ bị bắt với cáo buộc phản bội Tổ quốc, vi phạm hiến pháp. Đó là cột mốc đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của Cộng hòa Dân chủ Đức, chấm dứt vai trò lãnh đạo của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức.
Có thể khẳng định rằng, kịch bản “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch từng bước được bổ sung và hoàn thiện và đã đạt đến sự thành công bước đầu là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa Dân chủ Đức, quê hương của C.Mác và Ph.Ăngghen, lãnh tụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Tuy nhiên, trong kịch bản thực hiện “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với Liên Xô có những nét riêng, khá độc đáo. Để đánh sập chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Mỹ và phương Tây hết sức coi trọng việc truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền, thực hiện sách lược “mưa dầm thấm lâu”, luồn sâu, leo cao, thận trọng từng bước, quyết tâm “hé mở tấm màn sắt” để can thiệp ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao và quốc phòng, an ninh của Liên Xô, thực hiện đánh đổ từ bên trong kết hợp với răn đe sức mạnh quân sự từ bên ngoài, đẩy mạnh chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, thúc đẩy “tự diễn biến” trong nội bộ 15 nước cộng hòa và hệ thống chuyên chính vô sản đã được thiết lập khá vững chắc từ thời V.I. Lênin.
Một trong những người có công đưa “diễn biến hòa bình” vào Liên Xô nhanh nhất, đáng kể là Kenan – đại diện lâm thời của Mỹ tại Liên Xô. Ông ta đã nghiên cứu khá kỹ tình hình xã hội Liên Xô và tham mưu cho Nhà Trắng những điều hết sức thiết thực. Theo Kenan việc áp dụng “diễn biến hòa bình” ở Liên Xô phải khác so với ở Hunggari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức vì “tính đặc biệt thống nhất của hệ thống chính trị ở Liên Xô”. Ông ta đã khuyên Nhà Trắng không nên nôn nóng, sốt ruột, mà thực hiện chính sách kiềm chế, lâu dài, “nhẫn nhịn” chờ đợi thế hệ cũ mất đi, thế hệ mới bước vào chính trường, lúc đó Mỹ và phương Tây sẽ thúc đẩy ‘tự diễn biến” trong nội bộ Đảng, Nhà nước để làm tha hóa và biến chất bộ máy lãnh đạo Liên Xô.
Đầu năm 1950, Tổng thống Mỹ hồi đó là Truman đã chủ trương “gieo hạt giống thức tỉnh và hủy diệt chế độ Xôviết” bằng việc “tạo dựng ngọn cờ”, xây dựng lực lượng thân cận Mỹ, chờ đợi thời cơ sẽ thay đổi tận gốc xã hội Liên Xô. Phụ họa cho điều này, Brêzinski cũng cho rằng, đến năm 2017, khi người Nga kỉ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga thì Quảng trường Đỏ Mátxcơva sẽ biến thành Quảng trường Tự Do.
Đầu năm 1961, sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, Kennơđi đã tuyên bố, Mỹ cần giữ thái độ cứng rắn với Liên Xô, đó là nguyên tắc, nhưng đồng thời, phải sử dụng một loạt các công cụ linh hoạt, mềm dẻo như “ngoại giao thân thiện”, đẩy mạnh viện trợ kinh tế, mở rộng buôn bán, giao lưu với sinh viên, tầng lớp trí thức, các nhà khoa học, báo chí, du lịch nhằm thúc đẩy sự biến đổi hòa bình trước, trong và sau “tấm màn sắt” đầy bí hiểm của Đảng Cộng sản Liên Xô và từng bước biến đổi nhận thức của hàng triệu cựu chiến binh.
Do kiên trì thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 80 của thế kỷ XX, Mỹ và phương Tây đã chớp được thời cơ khi Liên Xô thực hiện cải tổ để đẩy nhanh tiến độ “diễn biến hòa bình” ở nước này. Vào thời điểm đó, nền kinh tế của Liên Xô gặp nhiều khó khăn, thách thức nghiêm trọng. Mỹ và phương Tây đã triệt để lợi dụng cái gọi là chính sách công khai, dân chủ của Goócbachốp – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong nhiều nước cộng hòa của Liên bang Xôviết. Vì vậy, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Liên Xô ngày càng rơi vào tình trạng hỗn loạn, lạm phát, nợ công, khủng hoảng trầm trọng. Trong Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, lực lượng cơ hội, cấp tiến ngày càng chiếm ưu thế và có tiếng nói quyết định trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng. Nhiều ủy viên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phản lại Đảng Cộng sản. Trong khi đó kinh tế suy thoái, chính trị rối ren, Mỹ và phương Tây khôn khéo lợi dụng tình thế ấy đã tăng viện trợ kinh tế, ép Liên Xô phải cải cách chính trị và chấp nhận cho các quốc gia vùng Ban Tích tách khỏi Liên bang Xôviết.
Ngoài việc sai lầm về đường lối chính trị, Goócbachốp, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đã buông lỏng xây dựng lực lượng vũ trang, thải hồi, cho về hưu hàng trăm tướng lĩnh có kinh nghiệm chiến đấu, xây dựng quân đội; từng bước nhân nhượng vô nguyên tắc với Mỹ trong thương lượng giải trừ vũ khí hạt nhân làm cho sức mạnh quân sự của Liên Xô suy giảm nghiêm trọng; đồng thời, đổi mới công tác giáo dục chính trị trong quân đội Liên Xô theo hướng phương Tây hóa quân đội và công an. Điều đó đã làm cho quân đội Liên Xô mất phương hướng chính trị, không còn sức chiến đấu dù lúc đó, Liên Xô có quân hùng, tướng mạnh, vũ khí tối tân hiện đại.
Vào tháng 8-1991, Mỹ và phương Tây đã tích cực hỗ trợ những kẻ phản bội trong Đảng Cộng sản Liên Xô lật đổ hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, thay vào đó là thiết lập hệ thống chính trị mới theo đường lối tư bản chủ nghĩa, thân phương Tây. Liên bang Xôviết tan vỡ, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ hoàn toàn, các nước cộng hòa vốn là anh em trong đại gia đình Xôviết đã quay lưng, thậm chí một số nước đã chĩa súng bắn vào nhau, gây lên thảm cảnh “nồi da nấu thịt”. Tình cảnh xung đột vũ trang đẫm máu ở Ucraina những năm qua đã nói lên điều đó.
Kỳ sau: 5. Trung Quốc - nơi vi rút "diễn biến hòa bình".botay.com

1 nhận xét:

hãy thể hiện chính kiến của bạn