Cùng
thời gian với những diễn biến ở Hungary, vi rút “diễn biến hòa bình” đã tràn
vào Ba Lan, làm cho không ít đảng viên của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan
thừa nhận, họ đã được đổi đời, như được “hồi sinh”, “lột xác” nhờ tiếp nhận
“luồng gió mới, mát lành”. Và không ai khác, chính những đảng viên đó đã tự đốt
thẻ đảng, tự “sám hối” là cả đời mình do mắc sai lầm đi theo Đảng Cộng sản và
kịch liệt công kích, phản kháng, phủ nhận tính hợp pháp của quân đội Liên Xô ở
Ba Lan, dù trong sâu thẳm tâm hồn, họ vẫn biết nhờ có quân đội Liên Xô, đất
nước Ba Lan mới thoát khỏi thảm họa diệt vong do phát xít Đức gây ra. Nhưng
ngọn lửa hận thù đã làm họ mờ mắt, họ công khai phủ nhận mối quan hệ Ba Lan –
Liên Xô, làm cho sự hoài nghi Liên Xô từ những người cộng sản đã ảnh hưởng sâu
sắc đến lòng tin của người dân trong xã hội Ba Lan lúc bấy giờ.
Đây
là kẽ hở lớn nhất do nội bộ Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan tạo ra và nó đã
được Mỹ và phương Tây chớp thời cơ, triệt để lợi dụng như một ngón đòn “độc
chiêu” để thực hiện “diễn biến hòa bình” ở nước này. So với Hungary, Mỹ và
phương Tây đã “khôn khéo” khoét sâu vào điểm yếu nhất của xã hội Ba Lan thời đó
là nước này đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền nông nghiệp kém phát triển; những
người đóng vai trò lãnh đạo ở trong Đảng và Nhà nước Ba Lan chủ yếu đều xuất
thân từ nông dân.
Mỹ
đã tuyên truyền, kích động, lôi kéo những cán bộ cao cấp và tầng lớp trí thức,
công nhân xuất thân từ nông dân để thành lập Công đoàn Đoàn kết, một lực lượng
đối trọng với Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan. Nội dung chủ yếu trong màn kịch
“diễn biến hòa binh” ở Ba Lan là Mỹ và phương Tây luôn rùm beng tuyên truyền về
mức sống quá thấp trong xã hội, làm cho người dân Ba Lan so sánh với người dân
phương Tây; qua đó làm cho họ chán nản chế độ xã hội chủ nghĩa và cho rằng
chính chủ nghĩa xã hội là nguyên nhân làm cho người dân Ba Lan đói khổ, đất
nước tụt hậu, không thể phát triển. Mỹ và phương Tây đã hỗ trợ các lãnh tụ của
Công đoàn Đoàn kết và nhà thờ, phát động quần chúng xuống đường biểu tình, gây
bạo loạn từ thấp tới cao, làm cho sản xuất kinh doanh đình đốn, xã hội rối
loạn, qua đó gây áp lực với Đảng, Nhà nước, buộc Đảng Công nhân thống nhất Ba
Lan phải nhượng bộ, thỏa hiệp, bộ máy nhà nước mất khả năng điều hành, quản lý
xã hội.
Thêm
vào đó, Mỹ và phương Tây đã tiêm nhiễm tư tưởng “chia rẽ” vào thanh niên, sinh
viên sự “xâm lược của Liên Xô”, đòi Ba Lan tách ra khỏi “sự thống trị của Liên
Xô”. Với các yêu sách đề ra, vào năm 1988, các cuộc đình công kéo dài ở Ba Lan
đã diễn ra, buộc Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan phải ngồi vào “ban tròn” đàm
phán với phe đối lập. Kết cục của cuộc gặp “bàn tròn” ấy là sự buông xuôi của
Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan, để cho các phe đối lập, đảng phái tranh giành
quyền lực, lũng loạn trong Đảng, trong Quốc hội và Chính phủ. Việc Công đoàn
đoàn kết chiếm 99% số ghế ở Thượng viện đã đánh dấu sự thất bại cay đắng hoàn
toàn của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan.
Tình
hình ở Tiệp Khắc cũng diễn ra theo đúng kịch bản “diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch như đã áp dụng ở Hungari và Ba Lan. Mỹ và phương Tây đã thực
thi một cách êm đẹp các chiêu bài tranh giành thanh niên và trí thức, lợi dụng
sức mạnh của lực lượng này để tạo ra các cuộc biểu tình, gây mâu thuẫn nội bộ
và rối loạn xã hội. Việc ầm ĩ tuyên truyền trong xã hội Tiệp Khắc mức sống so
sánh quá chênh lệch giữa chủ nghĩa tư bản và đời sống của người dân ở Tiệp Khắc
là một chiêu thức vô cùng hấp dẫn đã đẩy giới trẻ, trí thức ở Tiệp Khắc đi tiên
phong trong việc lên tiếng đòi quyền tự do, dân chủ, đòi Chính phủ phải nâng
cao mức sống và điều kiện làm việc cho người dân và sinh viên, thanh niên mà
lúc ấy xã hội Tiệp Khắc không thể giải quyết được, đã làm cho xã hội Tiệp Khắc
nóng lên từng ngày và cuối cùng rơi vào bế tắc, đất nước rơi vào khủng
hoảng nghiêm trọng.
Rõ
ràng, việc sử dụng ngón đòn đánh vào tâm lý, thu phục lòng người của Mỹ và
phương Tây đã phát huy hết công năng, tác dụng. Phe đối lập ngày càng lớn mạnh
nhờ sự hỗ trợ đắc lực của Mỹ và phương Tây. Các cuộc biểu tình dài ngày, gây
rối loạn làm tê liệt các hoạt động xã hội, đã tạo ra áp lực rất lớn, buộc Đảng Cộng
sản Tiệp Khắc phải tiến hành cải cách chính trị, cho phép thành lập hàng chục
câu lạc bộ chính trị. Chính điều này đã làm cho tình hình chính trị – xã hội ở
Tiệp khắc bị rối loạn, các quan điểm trái ngược nhau trong Đảng đua nhau nảy nở
đẩy xã hội Tiệp Khắc đến bờ vực thẳm. Các cuộc xung đột chính trị bắt đầu từ
xung đột trong bộ máy lãnh đạo, làm cho Đảng, Nhà nước bị chia rẽ và ngày càng
suy yếu.
Trước
sự phản ứng yếu ớt và không rõ ràng của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, sự quản lý
lỏng lẻo, bất lực của bộ máy nhà nước đã làm cho cuộc khủng hoảng trong xã hội
Tiệp Khắc ngày càng trở lên trầm trọng. Trước tình cảnh ấy, nội bộ Đảng Cộng
sản Tiệp Khắc lại mất đoàn kết kéo dài, không tìm ra phương pháp hữu hiệu nào
để bảo vệ Đảng, Nhà nước trước nguy cơ sụp đổ. Đó là mảnh đất màu mỡ cho các
nước phương Tây đẩy nhanh tiến độ thực hiện “diễn biến hòa bình”. Cuối năm
1989, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc mất vai trò lãnh đạo và chính phủ mới được thành
lập với các thành viên đa số không phải là đảng viên Đảng Cộng sản.
Kỳ sau: 4. Những chiến tích tiếp theo của vi rút "diễn biến hòa bình" ở Đức và Liên Xô.
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa