Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

2. Hungari - điểm khởi phát của “chiến lược diễn biến hòa bình”

                                                                                                      doanvanhau1158@gmail.com
Hungari là nước đầu tiên bị Mỹ và phương Tây thí điểm để áp dụng “diễn biến hòa bình” với các biện pháp can thiệp ngầm, sâu vào nội bộ Hungari bằng kịch bản “không đánh mà thắng”; qua đó rút kinh nghiệm, bổ sung và hoàn thiện chiến lược này để áp dụng rộng rãi vào các nước xã hội chủ nghĩa cả ở phương Tây lẫn phương Đông. Mỹ và phương Tây đã cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử truyền thống và chọn khâu then chốt nhất là đánh vào lòng người, dùng biện pháp gây ảnh hưởng tâm lý của người Hungari để lôi kéo họ đứng về phía Mỹ và phương Tây, xa rời chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thất bại trong việc lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Hungari năm 1956, song Mỹ và phương Tây vẫn không từ bỏ âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ở nước này. Lợi dụng làn sóng cải cách, mở cửa giữa những năm 80 của thế kỷ XX, các chuyên gia người Mỹ đã dùng mọi biện pháp tâm lý để kích động người dân Hungari khuyến khích phát triển tư tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền, từng bước làm cho người dân Hungari quay lưng lại với Liên Xô; hướng về phương Tây, kết thân với Mỹ, nuôi dưỡng hy vọng được sống sung sướng. Ngón đòn nguy hiểm nhất mà Mỹ và phương Tây đã áp dụng ở Hungari là thực hiện chiến dịch “đánh tỉa” nhằm thẳng vào giới trẻ “năng động nhất, nhạy cảm nhất, dễ sai khiến nhất”. Trên cơ sở kích động tâm lý sùng bái hàng ngoại, nhạc ngoại, văn hóa ngoại, giáo dục – đào tạo ngoại…, tiến tới tiêm nhiễm tư tưởng, văn hóa phương Tây; từ đó tạo ra sự bất mãn với chế độ xã hội chủ nghĩa, gieo rắc sự hoài nghi, bi quan, mất niềm tin của sinh viên, thanh niên với Đảng Lao động Hungari (tháng 11-1956, đổi tên thành Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hungari).
Những động thái trên diễn ra rất nhanh và trên thực tế, Mỹ và phương Tây đã chiếm được sự ủng hộ, đồng tình của phần lớn sinh viên, thanh niên Hungari, nhất là các tổ chức của hai lực lượng này. Vì vậy, các cuộc biểu tình, tuần hành kéo dài của thanh niên, sinh viên đã “lây nhiễm” sang các tầng lớp nhân dân khác trong xã hội, làm cho hầu hết các thành phố lớn ở Hungari hỗn loạn, trật tự, kỷ cương, sinh hoạt xã hội bị rối loạn, trật tự, kỷ cương, sinh hoạt xã hội bị rối loạn; nhiều hoạt động khác như sản xuất, kinh doanh, xuất bản, truyền thông…, Chính phủ không kiểm soát được. Điều này đã gây áp lực vô cùng lớn cho Đảng và Nhà nước Hungari, buộc Đảng, Nhà nướcHungari phải thỏa hiệp, nhượng bộ phe đối lập, tiến hành sửa đổi hiến pháp và cuối cùng dẫn đến thay đổi đường lối, kết cục là chế độ xã hội chủ nghĩa của Hungari tan rã và sụp đổ.
Cần phải nói ngay rằng, trước tình hình hỗn loạn của xã hội, nội bộ Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hungari phải đoàn kết, nhất trí cao nhưng ngược lại nội bộ Đảng lại bất đồng, mâu thuẫn sâu sắc. Một bộ phận lớn cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến” rời khỏi hàng ngũ của Đảng. Sự suy kiệt của nền kinh tế, rối loạn chính trị đã dẫn đến sự khủng hoảng lãnh đạo trong nội bộ Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hungari, buộc Đảng phải liên tục phải nhượng bộ phe đối lập, nhất trí thông qua đường lối, chấp nhận chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Tất cả điều đó đã mở đường cho phe đối lập trỗi dậy, nắm giữ các vị trí then chốt và cuối cùng giành lấy chính quyền, thực hiện xong mưu đồ xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Hungari. Rõ ràng, Mỹ và phương Tây đã thí điểm thành công phương thức chiến thắng chủ nghĩa xã hội mà không cần chiến tranh, dùng “diễn biến hòa bình” như một phương án tối ưu để áp dụng vào việc đánh đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước khác, dù rằng, chúng có “cải tiến”, “cách tân”, làm mới chiến lược này cho phù hợp với đặc điểm tình hình mỗi nước xã hội chủ nghĩa, phù hợp với phong tục tập quán và bản tính người dân bản địa.

1 nhận xét:

hãy thể hiện chính kiến của bạn