Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

PHẢI CHĂNG ĐẢNG ĐỘC QUYỀN TRONG QUỐC HỘI

Tuyên truyền phá rối cuộc bầu cử bằng nhiều chiêu trò, nhưng rốt cuộc cả nước vẫn có  98,77% cử tri đi bầu cử. Ngay tại nơi bị ảnh hưởng của sự cố môi trường, tỷ lệ cử tri đi bầu vẫn rất cao (Nghệ An 99,3%, Hà Tĩnh 96,7%, Quảng Trị 99,5%, Thừa Thiên Huế 99,99%). Điều gì đã làm nên thành công đó. Có thể khẳng định ngay rằng, đó chính là sự dân chủ, công khai, minh bạch của cuộc bầu cử. Ngay từ khâu lựa chọn người ứng cử, lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, nơi công tác đến việc tổ chức các vòng hiệp thương và quá trình vận động bầu cử của các ứng cử viên đều được tiến hành đúng luật, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và công bằng. Cho dù ứng cử viên là lãnh đạo cấp cao ở Trung ương hay người tự ứng cử, người là đảng viên, người không phải là đảng viên... cũng đều phải vận động bầu cử với thời lượng và hình thức như nhau.

Trong danh sách 870 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIV có 97 người không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (chiếm khoảng 11% so với tổng số các ứng cử viên). Tuy nhiên, kết quả bầu cử chỉ có 21 người ngoài đảng trúng cử đại biểu Quốc hội  khóa XIV, chiếm 4,2% tổng số đại biểu Quốc hội, giảm hơn so với Quốc hội khóa XIII”. Điều đó khẳng định rằng, cho dù ứng viên là Đảng viên hay không thì trước tiên phải là người được Nhân dân đặt trọn niềm tin, lựa chọn ai là quyền của mỗi công dân, vì thế, không thể nói rằng “đảng độc quyền trong quốc hội”, và cũng không thể thực hiện đòi hỏi “bầu thêm các đại biểu không phải là đảng viên” như một số người cố tình tuyên truyền bóp méo kết quả bầu cử.

1 nhận xét:

  1. Người dân nên tỉnh táo không tin vào các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động

    Trả lờiXóa

hãy thể hiện chính kiến của bạn