Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

CÁI GỌI LÀ GIẢI THƯỞNG MINH TRIẾT

Trần Thị Lam với bài thơ rác
“Xin các quý Anh Chị tán đồng và hỗ trợ chúng tôi. Xin hãy quyên góp và vận động quyên góp để chúng ta có một khoản “Prix lớn” (giá trị giải thưởng).”
Đó là lời kêu gọi hay nói đúng nghĩa hơn đó là lời dụ dỗ những người nhẹ dạ, cả tin của một vài người tự xưng là nhân sĩ, trí thức, mà kẻ đứng đầu là Nguyễn Khắc Mai nhằm quyên tiền cho cái gọi là Giải Thưởng Minh Triết dành cho tác giả Trần Thị Lam với bài thơ rác “ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH”.

Bài thơ của Lam - tạm gọi như thế - đã có nhiều người bình luận. Nhưng tựu chung mọi người đều khẳng định đó là những lời hậm hực của một cô giáo trước những hạn chế, yếu kém trong một vài lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước thời kỳ quá độ. Tuy nhiên, vì ở cái thế “ếch ngồi đáy giếng” nên cô Lam chỉ nhìn thấy những mảng tối luôn đâm sầm, che chắn tầm nhìn, còn những mặt tích cực, vầng sáng rộng mênh mông cô lóa mắt chả thấy nó đâu, vì lâu ngày ngồi trong bóng tối. Bởi thế, cô hoảng hốt kêu nên rằng “đất nước mình ngộ quá…”. Cô đâu biết, chính cô với vài ba lời bâng quơ đó đã làm cho học sinh phải thốt nên rằng: “Cô Lam mình quá ngộ phải không mi” - chúng không ngộ sao được khi thấy cô của mình, học thức đầy đủ nhưng chả biết nguồn cội là cái chi chi?!. Lại càng nực cười hơn khi một vài người giả danh nhân sĩ, trí thức cho đó “là một dấu ấn nghệ thuật đóng vào không thời gian đầy bi hùng này của chúng ta”, để rồi họ cố gán cho cô Lam một “mẹt danh dự”- Giải Thưởng Minh Triết. Có lẽ không phải bình luận thêm về giá trị của giải thưởng, bởi lẽ nó đang còn phải trông chờ vào những khoản tiền bố thí của thiên hạ, chờ đợi vào sự nhẹ dạ, cả tin của tôi và của bạn. 

1 nhận xét:

hãy thể hiện chính kiến của bạn