Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Chuyện lễ hội

Trai Triều Khúc-Hà Nội giả gái trong lễ hội 'Con đĩ đánh bồng'
“Lễ hội là di sản văn hóa, là nơi con người trở về với nguồn cội, với cha ông, với lịch sử, quê hương. Mỗi lễ hội mang một ý nghĩa, giá trị văn hóa riêng, chứa đựng trong đó tinh thần nhân văn, uống nước nhớ nguồn, hướng tới khát vọng tốt đẹp, cầu mong những điều tốt lành để mỗi người trong cộng đồng có cuộc sống bình an, hạnh phúc”.
Lễ hội là một nét văn hóa của người Việt. Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu như không có nạn tranh cướp lộc ở chốn Phật linh thiêng Chùa Hương (Hà Nội); giành giật cướp chiếu ở hội Đúc Bụt (Vĩnh Phúc)… Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ lưỡng chúng ta đều nhận thấy rằng đó chỉ là những hiện tượng bột phát, hành động của một số người trong hàng vạn người đi chảy hội đầu năm. Đại đa số người đi lễ hội đều chỉ vì mục đích duy nhất hướng thiện, động viên tinh thần, để cho cõi lòng thanh thản. 
Thiết nghĩ, để lễ hội Xuân thật sự là những lễ hội văn hóa, mỗi chúng ta cần chung tay góp phần để đẩy lùi vấn nạn đó, đơn cử chỉ là việc thực hiện nghiêm những quy định của Ban Tổ chức, ví dụ như không mang vàng hương vào đền chùa, hãy dành tiền mua vàng hương đó để dành chút quà cho người khó khăn cơ nhỡ; hãy nhớ rằng: “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”, “Cứu một người phúc đẳng hà sa”; hãy nỗ lực trong công việc hơn là cố tranh giành một chút lộc thánh, lộc chỉ mang tính tượng trưng về tinh thần chứ đâu có chuyện “ngồi gốc chờ sung rụng”.


1 nhận xét:

hãy thể hiện chính kiến của bạn