Con tàu huyền thoại bảo vệ ĐẢO GẠC MA |
Cách đây tròn
30 năm, ngày 14/3/1988,
Trung Quốc đã bất ngờ cho quân cưỡng chiếm đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt
Nam. 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt
Nam đã anh dũng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng và hy sinh để bảo vệ cờ Tổ quốc
và chủ quyền biển đảo.
Khi nhắc đến sự kiện này, mỗi chúng
ta trước hết cần khẳng định bản chất của sự kiện này là một hành động "thảm
sát" tàn nhẫn của quân đội Trung Quốc ở cụm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin và Len
Đao thuộc quần đảo Trường Sa chứ không phải là một trận "hải chiến".
Thứ hai, các chiến sĩ Hải quân của ta
đã hết sức kiềm chế, thực hiện tự vệ là chính, không nổ súng trước,
nhưng kiên quyết táo bạo, với phương châm "có người, có đảo; còn người,
còn đảo"; và tất nhiên, khi quân Trung Quốc vẫn hung hăng nổ súng chiếm
đảo, chiến sĩ ta đã buộc phải nổ súng đáp trả tiêu diệt 6 tên và làm bị thương
22 tên. Cựu chiến binh Trung sĩ Lê Hữu Thảo, nguyên tiểu đội trưởng trên
tàu HQ - 604 của lữ đoàn 125, khẳng định: “Tôi là người trực tiếp có
mặt tại đảo Gạc Ma vào sáng ngày 14/3/1988, là tiểu đội trưởng chỉ huy tổ bảo
vệ cờ, có 2 khẩu AK 47.
Thực tế, lúc đó, phương tiện và thông tin liên lạc rất khó khăn,
chúng tôi làm nhiệm vụ cách tàu một khoảng cách, nên không có mệnh lệnh nào là
không được nổ súng cả”.
Do đó, những lời đơm đặt đại loại như: “trận hải chiến Gạc Ma”; “một
lãnh đạo cấp cao ra lệnh không được nổ súng ở Gạc Ma”… chỉ là những lời
lẽ xuyên tạc lịch sử, phục vụ mưu đồ đen tối của những kẻ mượn danh “yêu nước” mà
thôi./.
Mỗi người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa