Lần đầu
tiên những bản đồ cổ giúp chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa do Việt
kiều Trần Thắng sưu tầm được trưng bày ở Mỹ.
Một bản đồ cho thấy quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam |
20 bản đồ
Hoàng Sa, 20 bản đồ cổ Trung Quốc và 2 sách atlas Trung Quốc được triển lãm tại
Hội thảo quốc tế “Sự xung đột trong Biển Đông”, tổ chức tại ĐH Yale, Mỹ cuối
tuần qua. Ðây là 40 bản đồ trong bộ sưu tập 150 bản đồ cổ Hoàng Sa và
Trung Quốc, cùng 3 sách atlas Trung Quốc mà ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ, sưu
tập từ giữa năm 2012. Những bản đồ này đã được ông Thắng gửi tặng cho Việt Nam
và UBND huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng.
20 bản đồ
Hoàng Sa do các nước phương Tây và Việt Nam vẽ, từ năm 1618 đến 1859, cho
thấy vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong khi đó, 20 bản đồ
các nước phương Tây vẽ về Trung Quốc từ năm 1626 đến 1980, cho thấy miền Nam
của
Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Hai sách bản đồ Atlas, một cuốn
do Nhà nước Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh năm 1933, cuốn còn lại do Phái bộ
truyền giáo Trung Quốc phát hành tại Anh năm 1908 cũng chỉ rõ lãnh thổ nước này
dừng lại ở Hải Nam.
The Atlas of The World, Johnsons Atlas, New York, 1869, cũng cho thấy lãnh thổ phía nam của Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam. |
Ông Trần Thắng (bìa phải) và Giáo sư Carl Thayer tại Hội thảo. |
Giáo sư
Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông,
từng nhận xét bộ sưu tập của ông Trần Thắng cho thấy những mâu thuẫn trong
tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Trần
Thắng tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại University of Connecticut và làm việc cho
công ty động cơ máy bay Pratt & Whitney từ năm 2000. Ông đồng thời là
Chủ tịch Viện văn hóa – giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York,
nhằm phát huy giáo dục Mỹ tại Việt Nam và giới thiệu văn hóa Việt Nam
tại các ÐH Mỹ.
Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để khẳng định Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
Trả lờiXóabạn nói rất đúng
Xóa