Giáo sư Chu Hảo từng là một đảng viên, một trí thức có trình độ cao, được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đào tạo bài bản ở trong và ngoài
nước, và được trọng dụng, đề bạt tới chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa
học Công nghệ.
Tuy nhiên, sau khi được nghỉ hưu (2005), ông Chu Hảo đã quay ngoắt 180 độ, có những phát ngôn, việc làm đi ngược lại quan
điểm, đường lối của Đảng. Một vài ví dụ như:
Với cương vị là Tổng Biên tập, Giám đốc Nhà
xuất bản Tri thức, ông Chu Hảo đã lựa chọn, biên tập, xuất bản nhiều cuốn sách
có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng. Cụ thể
trong các năm (2005-2009), cho xuất bản 5 cuốn sách có nội dung chính trị tư
tưởng sai trái, đề cao các giá trị dân chủ của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận hoàn
toàn hệ thống triết học, chính trị, kinh tế, văn hóa của chủ nghĩa xã hội, phủ
định chủ nghĩa Mác, gắn mô hình kinh tế của Liên Xô trước đây với mô hình của
chủ nghĩa phát xít…
Bên cạnh đó, ông Chu Hảo tham gia ký
vào các thư kiến nghị, thư ngỏ và có nhiều bài viết trên báo chí trong và ngoài
nước, mạng xã hội như: “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” nêu lên 7 kiến
nghị tập trung vào ba vấn đề cốt lõi: (1) Đòi bỏ Điều 4, Hiến pháp; (2) Yêu cầu
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; (3) Đòi phi chính trị đối với lực lượng
vũ trang…
Mặc dù đã nhiều lần được các cấp gặp
gỡ, nhắc nhở, phê bình, ông Chu Hảo đều chỉ hứa sửa chữa nhưng rồi vẫn tái phạm. Ông Chu Hảo là đảng viên trí thức nhưng đã đi ngược lại phẩm giá của người trí
thức, đi ngược lại Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, đi ngược lại niềm tin, kỳ vọng
của quần chúng nhân dân, không còn xứng đáng với cái tâm, cái tầm của người trí thức và tư cách đảng viên. Vì thế, UBKT Trung ương đã xem xét kỷ luật khai trừ ông Chu Hảo ra khỏi Đảng. Đây là quyết định hoàn toàn xác đáng, thể hiện sự
nghiêm minh của kỷ luật Đảng.
Tuy nhiên, một số kẻ cơ hội chính
trị được sự hà hơi tiếp sức của các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề này
khuấy lên cái gọi là “Phong trào bỏ đảng” để ủng hộ ông Chu Hảo. Tính đến
nay, đã có 14 người tuyên bố rời khỏi Đảng.
Vậy thực
chất của cái gọi là “Phong
trào bỏ đảng” là gì, hãy xem 14 đảng viên tuyên bố “bỏ Đảng”, “công khai ra khỏi
Đảng”, họ là người như thế nào.
Họ đều có
một điểm chung đó là: công bố việc ra khỏi Đảng trên các trang mạng; thêm nữa,
đây phần lớn đều là những người vi phạm những quy định những điều đảng viên
không được làm gần như liên tục và có hệ thống. Trong đó, một số người đã có
những tuyên bố, bài viết, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài… thể hiện quan
điểm trái ngược, xuyên tạc tình hình đất nước, thậm chí vận động lập nên các tổ
chức đối lập như nhà văn Nguyên Ngọc với Văn đoàn độc lập. Và như vậy, nếu họ không tự ra khỏi đảng thì rồi Đảng cũng sẽ phải loại họ ra khỏi hàng ngũ để Đảng
Cộng sản Việt Nam trong sạch hơn, luôn giữ vững vai trò tiên phong, bản chất
giai cấp công nhân và mục tiêu lý tưởng nhất quán.
Cho nên
cái gọi là “Phong trào bỏ
đảng” chính là một âm mưu của bọn phản động cố nâng tầm của một sự việc hiển
nhiên, bình thường thành một biến cố, một “dấu hiệu” cho sự sụp đổ nhằm gây
hoang mang trong quần chúng nhân dân và cũng để tiếp tục lôi kéo thêm những
đảng viên có lập trường quan điểm chưa vững chắc. Vì thế, mỗi đảng viên, người
dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không để mắc mưu bọn phản động./.
Chỉ trong chốc lát ông Chu Hảo đã đánh mất chính mình; con cháu ông sẽ học được ở ông những gì đây?
Trả lờiXóaChu Hảo thành bất hảo là vì đồng tiền dơ bẩn mà thôi
Xóa