Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

CẮT RỪNG, VƯỢT SUỐI BẮT HỌC TRÒ

Để đưa học trò trở lại lớp, các thầy phải đến tận nhà
vận động, khuyên nhủ các em
Ở xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) người Mã Liềng được vận động về định canh, định cư ở các bản Kè, Cáo, Chuối từ những năm 90 của thế kỷ trước. Hiện nay, tộc người này có  hơn 100 hộ với khoảng 600 khẩu.
Những năm gần đây, nhờ sự trợ giúp từ các chương trình dự án và của các cấp chính quyền, người Mã Liềng đã làm quen dần với cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, những tập tục lạc hậu vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của họ vẫn rất khó thay đổi. Đặc biệt là nhận thức về chuyện học hành của con cái.
Tập tục lạc hậu vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Mã Liềng và rất khó thay đổi. Đặc biệt là nhận thức về chuyện học hành của con cái.
Cũng chính vì vậy mà Cứ đầu năm học mới, các thầy cô giáo tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) lại cắt rừng, lội suối lên bản vận động học trò đến trường. Không ít lần các thầy, cô phải tìm tận rẫy xa, rừng sâu, thậm chí ở dầm cả tuần trong bản để “bắt” học trò đưa về lớp. 

Mặc dù vậy, nhưng với tấm lòng cao cả của người Thầy, vì tương lai của các em, các thầy cô không quản ngại khó khăn vẫn kiên trì thực hiện.

2 nhận xét:

  1. Giáo dục là cách tốt nhất thoát khỏi đói nghèo của bà con dân tộc; vậy nên chúng ta phải cố gắng vận động các em đi học

    Trả lờiXóa

hãy thể hiện chính kiến của bạn