Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ trực tiếp căn bệnh công thần: “Cậy
mình có một ít thành tích, thì tự kiêu tự đại, cho mình là “cứu tinh” của dân,
“công thần” của Đảng. Rồi đòi địa vị, đòi danh vọng. Việc to không làm được, việc
nhỏ không muốn làm”. Bệnh công thần là một trong những căn
bệnh đặc biệt nguy hiểm, gây ra nhiều tác động tiêu cực, có thể kéo theo rất
nhiều căn bệnh thứ phát khác, là yếu tố khiến cho nội bộ Đảng, Nhà nước bất ổn,
mất đoàn kết, rối loạn từ bên trong.
Biểu hiện chính của bệnh công thần:
Thứ nhất, đó là sự coi thường pháp luật. Với tư tưởng cậy công, cậy
quyền, cho rằng mình là người có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước; họ luôn
nghĩ rằng đất nước “nợ” họ nên họ “kiêu ngạo” với đời, với đồng nghiệp và với
nhân dân. Cũng chính bởi vậy nên không ít người nảy sinh tâm lý coi thường pháp
luật, không tôn trọng pháp luật, thậm chí có thái độ “thách thức” pháp luật.
Thứ hai, có người cả đời cống hiến cho Đảng, Nhà nước, nhưng khi về hưu
lại sinh ra biến chất, đưa ra những đòi hỏi vô lý. Khi không được đáp ứng
thì không ít người lại sinh ra ấm ức, khục khặc, bất mãn với chính quyền.
Thứ ba, một số lãnh đạo, Đảng viên sau khi về hưu lại có “tư tưởng xét
lại”. Trước những tiêu cực của xã hội, họ bức xúc. Đây cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, cách phản ứng của không ít người lại hết sức sai lầm, “phản động”.
Thay vì đóng góp ý kiến để xây dựng tổ chức tốt hơn, nhiều người cậy công, cậy
sức của mình đã đóng góp cho đất nước, từ đó đưa ra các “thư ngỏ, tâm thư” yêu
cầu lãnh đạo phải xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phải thay đổi
cương lĩnh, bắt kỷ luật ông này, hạ bệ ông kia,…
Thứ tư, một số người đang tại chức, tại
quyền cũng mắc phải căn bệnh công thần này. Chỉ với một chút đóng góp, một chút
thành tựu nhưng nhiều người đã coi trời bằng vung, coi mình là trung tâm của vũ
trụ. Với nhân dân, với cấp dưới, họ cho mình vị thế “cao cao tại thượng”, bắt
mọi người phải khép nép, nhún nhường mình. Dần dà, họ trở nên xa cách với quần
chúng nhân dân, trở nên hách dịch, cửa quyền. Với cấp trên, khi có chút đóng
góp, họ trở nên tự kiêu, tự đại, không tôn trọng mệnh lệnh của chỉ huy, người
đứng đầu.
Trong tất cả các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, bệnh
công thần đều không thể chấp nhận. Đặc biệt, trong bối cảnh trong nước và quốc
tế có những diễn biến hết sức phức tạp, những đối tượng mắc bệnh công thần rất
dễ bị lợi dụng, trở thành những đối tượng chống đối từ bên trong. Vì vậy, toàn
bộ hệ thống chính trị của ta phải tích cực vào cuộc, làm trong sạch bộ máy,
không để bệnh công thần có điều kiện nảy nở./.
Bệnh công thần là một trong những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm; bởi khi họ đòi hỏi thì rất khó giải quyết; đáp ứng yêu cầu của họ thì trái luật pháp, không đáp ứng thì họ “làm loạn”, phá rối gây ra nhiều tác động tiêu cực. Thêm nữa, căn bệnh này kéo theo rất nhiều căn bệnh thứ phát khác. Vì vậy phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Trả lờiXóabệnh này phải trị triệt để
Trả lờiXóa