Lợi
dụng thời cơ lúc các nước đang phải tập trung dồn mọi nguồn lực và sự chú ý để đối phó với đại dịch
Covid-19, Trung Quốc lại
thực hiện một chuỗi những “hành động hung
hăng” trên Biển Đông nhằm
giành thế áp đảo trong vấn đề tranh chấp biển đảo. Có thể điểm qua một vài hành động khiêu khích gần
đây như:
Ngày
23/3/2020, Trung Quốc xây dựng “hai trạm nghiên cứu” tại khu vực Đá Subi và Đá
Chữ Thập, vốn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 02/4/2020, tàu Hải
cảnh Trung Quốc đã có hành vi đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi của Việt Nam gần khu
vực đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 14/4, được nhóm tàu
hải cảnh hộ tống, tàu Hải Dương địa chất 8 đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam (EEZ), cách bờ biển nước ta 158km (98 dặm).
Ngoài
ra, ngày 16/3, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý cũng lợi
dụng quảng bá việc ủng hộ Ý chống dịch coronavirus để “thừa cơ” đăng tải bức tranh
vẽ bản đồ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, mặc cho “đường lưỡi bò” này đã bị tòa
trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) bác bỏ hồi năm 2016 trong vụ kiện do
Philippines đệ trình.
Và mới đây
nhất, bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc vừa ngang nhiên phê chuẩn thành
lập 2 huyện quản lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Thời báo Hoàn cầu, Mạng lưới truyền hình toàn cầu
Trung Quốc (CGTN) hôm qua đăng tải thông tin, Bộ Dân chính Trung Quốc ra thông
cáo về việc Quốc vụ viện nước này đã phê chuẩn việc thành lập cái gọi là “huyện
Tây Sa” và “huyện Nam Sa” trực thuộc “thành phố Tam Sa” (tỉnh Hải Nam).
Theo quyết định ngang ngược nói trên, cái gọi là
“huyện đảo Tây Sa” sẽ đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Cái gọi là “huyện đảo Nam Sa” đặt tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của
Việt Nam.
Đá Chữ Thập là một trong 7 thực thể thuộc quần
đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép
thành đảo nhân tạo.
Năm 2012, Trung Quốc ngang nhiên lập cái gọi là
thành phố Tam Sa để tự cho mình quyền quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa của Việt Nam. Thời báo Hoàn cầu trong thông tin hôm nay đã dẫn lời
Trương Tôn Sự thuộc Viện nghiên cứu quân sự Trung Quốc ngang ngược nói rằng:
"8 năm sau khi Trung Quốc lập thành phố Tam Sa, giờ là lúc chia nhỏ với
các huyện khác nhau với trách nhiệm bảo vệ chủ quyền”.
Những hành động trên càng chứng tỏ rằng Trung
Quốc là một nước rộng, đông người nhưng chưa bao giờ là một nước mạnh. Đừng
tưởng nuốt trọn Biển Đông mà dễ, Việt Nam có đầy đủ chứng
cứ lịch sử
và cơ sở pháp lý để
khẳng định
chủ quyền
đối với
quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa, phù hợp
với các quy định
của luật
pháp quốc tế .
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền
của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình
hình và ảnh hưởng tới hòa bình ở Biển Đông và khu vực, tuân thủ quy định của
các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)
giữa ASEAN và Trung Quốc. Trung Quốc nên nhớ Công ước
của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) là cơ sở pháp lý duy nhất,
quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc./.
Trung Quốc liên tiếp có những hành động gây hấn trên biển đông; những hành động đó đã làm cho hình ảnh Trung Quốc ngày càng xấu đi trên trường quốc tế
Trả lờiXóađúng đó bạn
Xóa