Hôm qua 4/12, tại Hà Nội khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II– ngày hội đoàn kết, gặp gỡ của 54 dân tộc anh em. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi đồng bào các dân tộc thiểu số là “máu thịt”, bộ phận không thể tách rời. Không một thế lực nào, dù xảo quyệt đến đâu có thể chia rẽ 54 dân tộc anh em và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ
Văn Chiến, đồng bào các dân tộc nguyện một lòng đoàn kết, đi theo Đảng, luôn
tâm nguyện rằng còn Đảng là còn mình, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới lãnh
đạo, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân. Sống chết có nhau. Sướng
khổ cùng nhau.
Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo Việt Nam
luôn dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho
đồng bào các dân tộc thiểu số. Kể từ sau kỳ Đại hội đầu tiên hồi năm 2010,
nhiều chiến lược, chính sách quan trọng được đề ra và thực hiện, góp phần giảm
tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 3%, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần vào công cuộc
xây dựng và phát triển một Việt Nam thịnh vượng.
Đại hội mang chủ đề “Dưới lá cờ vẻ vang của
Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy
nội lực cùng phát triển với đất nước”.
Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu
số Việt Nam là sự kiện mang ý nghĩa chính trị, xã hội đặc biệt quan trọng. Đây
là cơ hội gặp gỡ, giao lưu, nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó, là biểu tượng
đặc biệt của khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
Tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số
Việt Nam lần thứ II có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. Ngoài ra, còn có các
vị nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội như nguyên Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn
An, Nguyễn Sinh Hùng.
Đáng chú ý, về tụ hội tại sự kiện quan trọng
này còn có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương và 1.593 đại biểu
chính thức tiêu biểu đại diện cho 54 dân tộc anh em trên mọi miền đất nước của
Việt Nam.
Theo số liệu thống kê chính thức, Việt Nam có
54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14 triệu người, chiếm 14,7%
dân số cả nước. Các dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng, đan xen với dân
tộc đa số ở 51 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở miền núi, biên giới vùng kinh tế-xã
hội đặc biệt khó khăn. Vùng đồng bào các dân tộc thiểu số được đánh giá là địa bàn chiến lược đặc
biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại
và môi trường sinh thái của Việt Nam.
Như đã thấy, mỗi dân tộc trên đất nước đều
mang một sắc thái văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú, đặc sắc, thống
nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Đảng và Nhà nước cùng toàn thể nhân dân Việt
Nam luôn xác định, cộng đồng các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách
rời của dân tộc Việt Nam, chung sống hòa thuận, đoàn kết, một lòng theo Đảng,
kề vai, sát cánh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ
và phát triển đất nước.
Đảng và Nhà nước cùng toàn thể nhân dân Việt Nam luôn xác định, cộng đồng các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam
Trả lờiXóa