Tô vẽ hình tượng, tung tin giả để bẻ lái vụ án, kêu oan cho các đối tượng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia khi bị xử lý trước pháp luật đã trở thành chiêu trò quen thuộc của các “nhà dân chủ” giả hiệu và số đài, báo thiếu thiện chí với Việt Nam. Đây cũng là thời cơ để các đối tượng “mượn gió bẻ măng”, lợi dụng quá trình xét xử nhằm tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ ngành tư pháp và chế độ.
Thủ đoạn này được
các đối tượng xưng danh dân chủ diễn đi diễn lại nhiều lần giống như một cái
máy rập khuôn cùng chung kịch bản. Thế nhưng, dù các đối tượng đã giở đủ trò,
rêu rao khắp các trang mạng xã hội để chính trị hóa vụ án với hy vọng vớt vát,
tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận, song không đem lại kết quả, rốt cuộc chỉ là
những màn tấu hài, tung hứng kệch cỡm.
Điển hình như vừa
qua, trước thông tin TAND TP Hà Nội quyết định ngày 4/11 tới sẽ mở phiên tòa
xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (sinh năm 1978, trú tại phường Cát
Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam”, các đối tượng lại gây nhiễu thông tin với hàng loạt bài viết bóp méo
sự thật. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, Trang đã tán phát các tài liệu có
nội dung tuyên truyền với luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây
hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền, thông tin xuyên tạc đường lối, chính
sách của Nhà nước Việt Nam.
Quá trình làm việc
với cơ quan Công an, Phạm Thị Đoan Trang xác nhận, mình là tác giả của báo cáo
nghiên cứu về luật tín ngưỡng, tôn giáo. Trang cùng nhóm tác giả viết báo cáo
này bằng Tiếng Anh, sau đó dịch ra tiếng Việt và đăng tải trên trang điện tử do
mình lập ra… Tuy nhiên, những thông tin mà các mạng chống phá đưa ra lại coi
Phạm Thị Đoan Trang như “nhà báo tiêu biểu” đấu tranh cho tiến bộ, dân chủ!
Trước đó, TAND cấp
cao lên kế hoạch đưa ra xét xử phiên phúc thẩm về tội danh “Làm, tàng trữ, phát
tán tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước” đối với Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư thì
như một phản xạ, các đối tượng chống đối và những tờ báo thiếu thiện chí đã lập
tức có những động thái nhằm “kêu oan” cho hai bị cáo, đồng thời tìm mọi lý do
để phá hoại phiên tòa xét xử.
Để “dọn đường” màn
kêu oan cho hai đối tượng trên, trước mỗi phiên tòa xét xử, các đối tượng chống
phá đồng loạt chia sẻ, lặp đi lặp lại các bài viết nhằm ca ngợi, tung hô, cổ
súy hành động phạm tội của bị cáo và “tô vẽ hình tượng” khi dùng những lời lẽ
có cánh để ca ngợi, suy tôn bị cáo như những người “anh hùng” dám xả thân đấu
tranh đòi công lý. Họ xâu chuỗi một loạt thành tích bất hảo của Cấn Thị Thêu,
Trịnh Bá Tư để xây dựng nên hình mẫu một người “dân oan” ở khu vực Dương Nội
(Hà Đông, Hà Nội) với những lời ví von rất mĩ miều. Trang fanpage của Việt Tân
tô vẽ: “Cô Cấn Thị Thêu, người hùng dân oan bất khuất” và cho rằng “họ là nạn
nhân của chế độ”...
Đúng là một trò hề
mà các đối tượng thêu dệt trên mạng xã hội. Thực tế, các hành động của Cấn Thị
Thêu suốt nhiều năm qua đã cho thấy rõ bản chất của một kẻ chống phá Nhà nước.
Chỉ vì lợi ích vật chất mà các đối tượng xấu dụ dỗ với những lời hứa hẹn trên
mây nên Cấn Thị Thêu từ người nông dân đã trở thành “con rối” dưới vỏ bọc của
một người “dân oan”.
Với vai trò là
“ngọn cờ” trong một hội tự xưng là nhóm “dân oan”, Cấn Thị Thêu không chỉ kích
động nhiều người dân Dương Nội mà bà ta còn lôi léo cả hai người con trai tham
gia các hoạt động gây rối ANTT trên địa bàn Hà Nội. Với những hành động đó, hậu
quả là cả ba mẹ con đều sa vào vòng lao lý. Thế nhưng, qua ngòi bút của những
kẻ “miệng lưỡi không xương”, đối tượng đã được “phù phép” bởi những ngôn từ có
cánh rồi trở thành một “người hùng”, là “biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam”
như cách đối tượng tung hứng, ca ngợi.
Tất cả những kẻ phản quốc, hại dân phải bị trừng trị thật nghiêm khắc
Trả lờiXóa