Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

BÀI HỌC ĐẮT GIÁ TỪ UKRAINE

 

Một sự thật phũ phàng mà phần đông người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới không muốn nhất cuối cùng đã xảy ra, khi tiếng súng vang vọng khắp nơi trên lãnh thổ Ukraine và sự im lặng đầy bất ngờ của thế giới phương Tây và sự đáp lại thất thanh của chính quyền Volodymyr Zelensky. Một Ukraine từng ngụp lặn trong những hứa hẹn hoa mỹ từ đồng minh Mỹ và NATO giờ đây đang phải đơn độc chống lại những quả tên lửa hành trình từ chính người anh em phía bên kia biên giới.

Nổ súng là điều không ai mong muốn, với người dân Ukraine thì có thể nói quyết định của ông Putin là một quyết định đầy tranh cãi. Nhưng với những người Nga và bản thân ông Putin thì họ có cái lý của họ. Giả sử trong tình huống Ukraine trở thành thành viên của NATO thì về mặt kỹ thuật, vũ khí và quân đội của Mỹ và châu Âu có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên đường biên giới trải dài 2,295 km giữa Ukraine và Nga. Điều này sẽ điểm bất lợi đáng kể cho Nga, cũng là bất lợi cho một số nước láng giềng và quốc gia nhỏ khác.

Tất nhiên thì ông Putin và người dân nước Nga không muốn điều đó, và hệ quả xảy ra là điều có thể dự báo được. Khi mà trong quan hệ quốc tế, biện pháp quân sự luôn là chọn lựa cuối cùng của một nguyên thủ tỉnh táo - người phải hiểu rõ rằng nút bấm khai hỏa đồng nghĩa với rất nhiều tài nguyên khác của quốc gia mình trước hết phải mất đi và không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, cái giá của chiến tranh không chỉ nằm ở những mất mát tài sản, vũ khí mà còn nằm ở thiệt hại từ các lệnh trừng phạt và thứ vô giá hơn chính là mạng sống của người dân vô tội.

Người dân Ukraine, trong đó có những Việt kiều, là những chủ thể đầu tiên bị ảnh hưởng của cuộc chiến; nhưng công bằng mà nói, họ phải chịu trách nhiệm với lá phiếu bầu của mình cho một danh hài trong một cuộc bầu cử được truyền thông phương Tây mô tả là hợp-hiến. Khi chứng kiến pháo kích trên đầu và những cái phủi tay lạnh lẽo của đồng minh, Ukraine đã có bài học cuối cùng về tư duy độc lập tự chủ, không lệ thuộc. Có trách thì hãy trách những người đứng đầu Ukraine khi mà họ “gió chiều nào xoay chiều đấy”. Chính họ được người anh em tốt là Nga bao bọc trong nhiều thập kỷ xong vẫn cố tình “đi đêm” với Mỹ và các nước Phương Tây, giúp các nước này mưu đồ hãm hại người anh em tốt của mình. Vậy thì liệu có động đến lòng tự ái của người anh em tốt đấy hay không???

Thấy chiến tranh mới biết quý hòa bình. Nhìn cái giá phải trả của một quốc gia lệ thuộc đến mức la liếm như Ukraine mới hiểu rằng để một đất nước như Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt bên cạnh một thằng hàng xóm hung hăng và sự ve vãn thương mại cây gậy và củ cà rốt của phương Tây.

Thậm chí là mấy anh chị hải ngoại còn từng ngày tuyên truyền, kích động nhằm hướng chúng ta thân phương Tây, rồi đưa ra những luận điệu chống Trung Quốc, cuối cùng là muốn Việt Nam xảy ra chiến tranh. Xong, thực tế chúng ta vẫn tồn tại và phát triển bền vững, đó là nhờ vào chính sách tự chủ tự cường mà thôi.

Phải nói rằng, với người dân yêu chuộng hòa bình thì chúng ta đều không mong muốn chiến tranh xảy ra, những mất mát về tài sản, vũ khí không thể sánh được với những mất mát về mặt con người, nhất là những người dân vô tội. Nhân đây chúng ta cũng thấy được bài học đắt giá từ Ukraine - một quốc gia không có tự lực, tự cường; một quốc gia không có những người lãnh đạo cứng rắn, đủ tầm để lãnh đạo đất nước vượt qua những khó khăn. Mong rằng những người dân vô tội và cả đất nước Ukraine sớm được bình yên!!!

 

 


1 nhận xét:

hãy thể hiện chính kiến của bạn