doanvanhau1158@gmail.com
“Tam
quyền phân lập” là nguyên tắc tổ chức nhà nước dân chủ, quy định ba quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp độc lập với nhau và giám sát nhau. Mô hình nhà nước
này ra đời gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ
phong kiến, là một bước tiến bộ so với chế độ quân chủ phong kiến. Nó trở thành
nguyên tắc cơ bản để tổ chức hoạt động của nhà nước tư sản, gắn liền với nó là
chế độ chính trị đa đảng. Tuy nhiên, thực tiễn tồn tại mấy trăm năm qua của mô
hình này cũng đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế.
Một hạn chế rõ nhất đó
chính là nó đã làm mất đi vai trò giám sát thường xuyên của nhân dân. Bởi lẽ,
dù là phân quyền độc lập nhưng trên thực tế ba quyền đó đều thuộc về liên minh
của các đảng phái chính trị, đều là những đại diện của giai cấp tư sản. Do đó,
dù có cố tổ chức theo tam quyền phân lập, để “kiềm chế”, “đối trọng” nhưng thực chất quyền lực nhà nước
tư sản vẫn là thống nhất, không tách rời. Hơn nữa, quyền lực nhà nước không thể
phân tách độc lập và yêu cầu các quyền chế ước, kiểm soát “tuyệt đối” lẫn nhau
được. Bởi bản thân quyền lực nhà nước vốn dĩ là một chỉnh thể, bao gồm các bộ
phận cấu thành quan hệ hữu cơ với nhau và với toàn bộ quyền lực nhà nước; lập
pháp nằm trong mối quan hệ với hành pháp và tư pháp; hành pháp và tư pháp xác
định vị trí của mình cũng như vậy. Do vậy, bản chất của việc thực hiện “tam
quyền phân lập” chẳng qua
chỉ là một thủ đoạn chính trị của giai cấp tư sản, nhằm mục đích để "gạt
quần chúng ra, không cho họ tham gia quản lý nhà nước”. Đúng như lời nhận định
của C.Mác cách đây hàng thế kỷ: “cứ
3 năm hoặc 6 năm một lần lại quyết định cá nhân nào trong giai cấp thống trị
phải đại diện và đàn áp nhân dân tại Nghị viện”.
Từ những phân tích trên,
chúng ta khẳng định rằng, mô hình “tam quyền phân lập” hoàn toàn không phù hợp
với thể chế chính trị nước ta. Ở nước ta, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền
lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về Nhân dân. Nhìn lại 70 năm
xây dựng Nhà nước, Quốc hội nước ta lần lượt ban hành các bản Hiến pháp vào các
năm 1946, 1959, 1980, 1992, tất cả đều khẳng định quan điểm nhất quán:
"Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, là quyền lực thống nhất, có sự phân
công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp"[1].
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân" (Điều 2). Khẳng định, Nhà nước ta do Nhân dân làm chủ;
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Như vậy, nguồn
gốc, bản chất, mục đích và sức mạnh của quyền lực nhà nước ở nước ta là Nhân
dân. Thông qua Hiến pháp, nhân dân giao quyền và ủy quyền quyền lực nhà nước
của mình cho Nhà nước. Bằng quyền lập hiến của mình, nhân dân ủy thác quyền lập
pháp cho Quốc hội, quyền hành pháp cho Chính phủ và quyền tư pháp cho Tòa án. Đồng
thời với việc giao quyền, ủy quyền đó là cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền
lực nhà nước. Yếu tố kiểm soát ở đây không phải là sự “kiềm chế”, “đối trọng”,
mà là để tăng sự giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước. Việc kiểm soát
quyền lực nhà nước không chỉ ở bên trong bộ máy nhà nước, giữa ba quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp và trong nội bộ mỗi quyền, mà còn thực hiện kiểm
soát quyền lực nhà nước ở bên ngoài, bao gồm kiểm soát của Nhân dân thông qua
các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Điều
này tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013: Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, "tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản
biện xã hội" (Điều 9);
Công đoàn Việt Nam, "tham gia quản lý
nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát
hoạt động của cơ quan nhà nước" (Điều 9)...
Như vậy, việc một số
người tuyên truyền cổ súy cho việc thực
hiện cái gọi là “tam quyền phân lập”, đòi tách biệt quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp để “kiềm chế”, “đối trọng” giữa ba quyền này theo mô hình nhà nước tư
sản... Đây là những luận điệu xuyên tạc, phản động nhằm tuyên truyền tư tưởng
đa nguyên, đa đảng, với mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta./.
Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóa