Công tác phòng, chống tham
nhũng ở nước ta đang được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đẩy mạnh, đạt được những kết quả tích cực, rõ rệt, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Mặc dù vậy, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lại coi đây là mũi nhọn tập trung công kích, bóp méo, bôi nhọ nhằm mục đích thực hiện các mưu đồ "diễn biến hòa bình".
Nhân sự kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 10 của Đảng diễn ra; chúng xuyên tạc rằng: “Chống tham nhũng thực ra là đấu đá nội bộ,
không thể chống tham nhũng trong một thể chế như thế”; “Trong một thể chế như
thế không thể chống được tham nhũng. Thể chế mà không có tư pháp độc lập, toàn
án xử theo lệnh của Đảng”; “Bản thân bộ máy đẻ ra tham nhũng, hay nói cách khác
cái lò này đẻ ra tham nhũng thì phải vứt cái lò đẻ ra tham nhũng này đi, chứ
không phải đốt những kẻ tham nhũng; bởi không bao giờ đốt hết được cả”...
Nghiên cứu về tham nhũng, nhiều học giả đều thống nhất cho rằng, tham
nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới;
chừng nào xã hội còn tư hữu và tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, còn tồn
tại nhiều giai cấp thì tham nhũng còn xuất hiện, tồn tại ở những mức độ và tính
chất nhất định. Do đó, dù là thể chế chính trị nào, tham nhũng đều tồn tại. Và
thực tế, tham nhũng có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đều được các
nước đặc biệt quan tâm, xây dựng các thiết chế để ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi.
Phòng, chống tham nhũng là lĩnh vực vô cùng khó khăn, phức tạp; ngay cả Liên hợp
quốc cũng ban hành những Điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng mà rất nhiều
quốc gia là thành viên, trong đó có Việt Nam… Vì thế, luận điệu cho rằng tham
nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam là một sự quy chụp,
xuyên tạc, vô căn cứ.
Tham nhũng được Đảng ta xác định là nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của
chế độ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng được gọi là đấu tranh với “giặc nội
xâm”. Thực tế, trong hơn hai năm qua, các cấp uỷ đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp
đã thi hành kỷ luật hơn 490 tổ chức đảng và 35.000 đảng viên vi phạm. Trong số
đó có hơn 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái, 60
cán bộ lãnh đạo cấp cao diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 05 Ủy
viên Trung ương Đảng, 01 Ủy viên Bộ Chính trị đương chức bị xử lý kỷ luật. Bộ
Công an đã khởi tố, điều tra, truy tố nhiều cá nhân trong đó có những cán bộ
lãnh đạo cấp cao theo quy định của pháp luật. Như vậy, bất kể là ai, có chức vụ
cao hay thấp, vị trí công tác ở lĩnh vực nào đi nữa, nếu có hành vi tham nhũng,
lãng phí đều chịu sự điều chỉnh, bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Công tác phòng, chống tham nhũng không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”,
không có “đặc quyền” đối với bất kể người đó là ai. “Đấu tranh phòng chống tham
nhũng, tiêu cực là không dừng không nghỉ”. Do đó, không thể bịa đặt rằng:
“Phòng chống tham nhũng là đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực”…
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch
Trả lờiXóađúng đó bạn
Xóa