Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

KÝ ỨC CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ


Tại Hội thảo khoa học "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và hiện thực (7/5/1954 - 7/5/2019)" được tổ chức tại thành phố Điện Biên, cựu binh Nguyễn Hữu Chấp (Đại đội 290, Tiểu đoàn 166. Trung đoàn 209, Đại Đoàn 312) xúc động cho biết 65 năm trôi qua song vẫn không thể quên được những ngày tháng cùng đồng đội "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt". 

"Đó là những giây phút vào sinh ra tử, trải qua thử thách của chiến tranh, đối diện với kẻ thù, đối diện với cái chết nhưng chúng tôi không nao núng, khiếp sợ", ông nói và cho hay khi đó mới 22 tuổi.
"Sau khi giúp các đơn vị pháo binh kéo pháo vào trận địa, toàn đại đoàn về trú quân ở dãy Tà Lèng. Qua gần 2 tháng chuẩn bị, mỗi chiến sĩ đều mong mỏi được đánh trận mở màn nhưng chỉ Đại đoàn 312 chúng tôi được Bộ chỉ huy mặt trận chọn tấn công vào cứ điểm Him Lam mở màn chiến dịch".
Vẫn nhớ như ngày hôm qua lời chỉ huy dặn "quyết tâm đánh thắng trận đầu, không để trận đánh kéo dài sang ngày hôm sau", ông Chấp cùng đồng đội viết quyết tâm thư, sẵn sàng xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong ngày 13/3/1954. Đúng 0h, từ Tà Lèng, Đại đoàn 312 của ông hành quân, đến gần sáng thì đến cánh đồng quanh cứ điểm.
"Cả ngày bao quanh cứ điểm Him Lam, chúng tôi nghe loa của Pháp liên tục nói: Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm bất khả xâm phạm, các bạn đừng nghe lời tướng Giáp mà đánh vào. Đánh vào không còn đường về với bố mẹ. Nhưng chúng tôi đâu có để ý vì tinh thần chiến đấu lên cao, ai cũng chờ giờ nổ súng".
"Chỉ sau hơn 5 giờ chiến đấu, Đại đoàn chúng tôi đã hoàn toàn làm chủ được trung tâm đề kháng Him Lam, tạo sức lan tỏa nhanh chóng đối với bộ đội trên tất cả mặt trận".


2 nhận xét:

  1. Chiến thắng 30/4/1975 đã mang lại độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc; nhưng để bảo vệ được thành quả đó mỗi người dân phải ra sức đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

    Trả lờiXóa

hãy thể hiện chính kiến của bạn