Vụ án Hồ Duy Hải diễn ra cách đây 12 năm và kéo dài đến
nay, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận trong và ngoài nước. Để xem xét
toàn diện bản chất vụ án và quá trình tố tụng, từ ngày 6-8/5/2020, Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao mở phiên giám đốc thẩm. Tuy nhiên, nhiều đối tượng lợi
dụng sự kiện này để xuyên tạc vụ án, bản chất của nền tư pháp XHCN, diễn biến
tình hình theo chiều hướng “chính trị hóa” vụ án này.
Cụ thể, ngày 8/5/2020, Đài BBC đưa
bài viết của đối tượng Nguyễn Văn Đài cho rằng “Tòa Việt Nam chỉ có tam quyền phân
lập mới hết được án oan sai... Sau khi xem hồ sơ, cùng với tất cả chứng cứ mà
các luật sư của Hồ Duy Hải đã biện luận trước tòa trước đây, tôi cho rằng đây
là một vụ án oan sai”.
Thực tế, trên thế giới hiện nay, hầu hết các
nước tư bản đều vận dụng thuyết “tam quyền phân lập” trong xây dựng, tổ chức bộ
máy quyền lực nhà nước với các thể chế khác nhau, như cộng hòa tổng thống, cộng
hòa nghị viện, quân chủ lập hiến…
Mô hình tổ chức nhà nước của Mỹ là
một điển hình của thể chế “tam quyền phân lập”, được coi là văn minh, dân chủ
tư sản. Tuy nhiên, liệu “tam quyền phân lập” có hết được án oan sai không? Câu
trả lời không. Hãng thông tấn Reuters dẫn công bố báo cáo của Tổ chức theo dõi
có tên National Registry of Exonerations cho biết, kỷ lục năm 2015 ở Mỹ có 149
trường hợp được công bố giải oan, với những người được hủy án đã ở tù trung
bình khoảng 14 năm.
Trong số những người được giải oan có
58 người bị kết tội sát nhân, kể cả 5 người bị án tử hình. Có chừng 3/4 những
trường hợp hủy án sát nhân do gồm cả việc giới hữu trách có hành vi sai trái.
Một số đông khác những người bị án oan liên quan đến vấn đề ma túy. Có nhiều
trường hợp những người bị giam giữ chờ xét xử đã nhận bừa để khỏi phải ra tòa,
nơi họ có thể gặp các bản án nặng nề hơn. Trong năm 2015, Texas có 54 trường
hợp được biết là hủy án; New York có 17 và Illinois có 13 vụ...
Như vậy, án oan sai là vấn đề không
chỉ của nền tư pháp bất kỳ nước nào, không phân biệt chế độ chính trị xã hội,
thể chế quyền lực nhà nước, trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Nó phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố, trong đó có năng lực, ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân trong quá trình hoạt động tố tụng của mỗi vụ án cụ thể. Thể chế “tam quyền
phân lập” không thể là phương thức và giải pháp duy nhất, phù hợp để giải quyết
vấn đề án oan sai hiệu quả.
Đối với Việt Nam, Cương lĩnh của Đảng
xác định: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mà nền tảng là liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp”.
Quan điểm này phản ánh đúng hiện thực
khách quan, đúng bản chất quyền lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa, kế thừa
những giá trị tinh hoa của nhân loại, trong đó có giá trị tích cực của “tam
quyền phân lập”.
Một ví dụ cụ thể như thế để thấy,
những suy diễn vô căn cứ, luận điệu trên chỉ là chiêu trò lợi dụng vụ án nhằm
thực hiện âm mưu chính trị mà họ đã và đang theo đuổi. Thủ đoạn này cần được
nhận diện, mạnh mẽ lên án và đấu tranh.
Trong vụ án Hồ Duy Hải, phán quyết
của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao chỉ rõ những sai sót chuyên môn của cơ quan
tiến hành tố tụng địa phương, nhưng sai sót đó không làm thay đổi bản chất vụ
án. Do đó, không thể suy diễn, thổi phồng vụ án rồi đưa ra yêu cầu “tam quyền
phân lập” để chống oan, sai.
BBC là đài phản động nên vụ án nào cũng cho là oan sai hết; dù BBC có làm gì đi nữa thì các bị cáo đều phải bị xử lý đúng theo quy định của pháp luật
Trả lờiXóakhông nên nghe BBC nói
Trả lờiXóaBBC chuyên bảo kê cho tội phạm
Trả lờiXóa