Họ thuyết giảng: Vì dịch bệnh cũng là một loại “giặc” nên
đáng ra quân đội phải là lực lượng duy nhất có trách nhiệm đương đầu, ứng phó.
Thế nhưng, Việt Nam đã biết cách biến mỗi người dân thành một chiến sĩ nên công
cuộc chống “giặc dịch” trở nên hiệu quả.
Trên luận điệu đó, họ cố tình suy diễn: Quân đội không thể
hiện được vai trò, vị trí của mình, nên cần phải “dân sự hóa hoạt động quân
sự”; trao sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) cho quần chúng. Có nghĩa, phải tinh
giản biên chế trong quân đội một cách mạnh mẽ, chỉ để lại một vài cơ quan chỉ
đạo chiến lược; cũng nên giảm ngân sách đầu tư cho quốc phòng và không nên
“nuôi” một số lượng quân thường trực “đông nhưng không mạnh”... vì nếu có biến
cố gì đi nữa, thì nhân dân ứng phó là đủ (?)
Với cách lập luận lập lờ nêu trên khiến không ít người thoạt
nghe đã sinh ra a dua, cổ xúy, tán dương. Một số người dân đón nhận thông tin
một chiều tỏ ra nghi hoặc về sức mạnh quân đội, rồi bày tỏ sự ủng hộ “dân sự
hóa” một số lĩnh vực hoạt động quân sự, dành ưu tiên nguồn lực cho
phát triển kinh tế...
Từ những phân tích trên, các bài viết còn viện dẫn về chuyện một
số quốc gia trên thế giới không cần xây dựng lực lượng quân đội, chỉ thiết lập
đội tự vệ quốc gia với quân số ít. Thậm chí, có quốc gia không bận tâm đến việc
BVTQ, vì trong xu thế hội nhập, các nước sẽ biết cách tôn trọng độc lập, tự do,
chủ quyền của mỗi quốc gia.
Thực chất, đây là những thủ đoạn nhằm hạ thấp ý nghĩa, tầm quan
trọng của nhiệm vụ BVTQ, hạ bệ vai trò của QĐND Việt Nam đối với sự nghiệp xây
dựng, BVTQ; thúc đẩy xu hướng nhận thức tiêu cực, tạo áp lực tâm lý để xới lên
đề xuất “giải tán” quân đội, cắt giảm nguồn lực đầu tư cho quân đội và quốc
phòng. Đây là thủ đoạn nhằm phá vỡ “lõi hạt nhân” trong kết cấu thế trận chiến
tranh nhân dân, làm tan hỏng, mục rũa nền quốc phòng toàn dân từ bên trong.
Ở một diễn biến khác, những kẻ thủ ác lại rêu rao: Việt Nam đang
“quân sự hóa hoạt động dân sự”. Họ cho rằng: Chống dịch là một dạng hoạt động
dân sự, nhưng quân đội lại ồ ạt đưa lực lượng, vũ khí, trang bị vào “trấn áp”
dịch-đó là biểu hiện “quân sự hóa hoạt động dân sự”.
Một mặt, họ quy kết quân đội không đủ mạnh, không thể làm
tròn nghĩa vụ với nhân dân, nên cố tình kéo quần chúng vào một cuộc chiến “vô
thưởng vô phạt”; cổ vũ người dân lên tuyến đầu để bao biện cho sự hèn
nhát, sợ dịch bệnh của cán bộ, chiến sĩ quân đội. Mặt khác, họ tung
hô: Đảng, Nhà nước và quân đội đang tô hồng vai trò của chính mình, “làm màu” để
mị dân.
Thực chất, đây là thủ đoạn đánh tráo sự thật, xóa nhòa bản chất
hoạt động bảo vệ, phục vụ nhân dân, phủ định vai trò, đóng góp to
lớn của QĐND Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19 suốt gần hai
năm qua. Trên thực tế, QĐND Việt Nam đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng,
là một trong những lực lượng xung kích trên tuyến đầu; bảo vệ nhân dân bằng tất
cả tình yêu thương. Thậm chí nhiều cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong
cuộc chiến với loại “giặc vô hình” để phụng sự Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.
Vậy nên, “những lời có cánh” nêu trên, thoạt qua, có thể nhầm
tưởng là hợp lý, vô hại, nhưng xét về thực chất lại chính là khuynh hướng thủ
đoạn khá mới, cố tình làm sai lệch nhận thức của quần chúng, mang lại nhiều hệ
lụy và hậu quả to lớn; ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của quân đội; tác động trực tiếp đến kết quả xây dựng quân đội; chi phối nghiêm
trọng công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và tiềm lực, nguồn lực
BVTQ trong tình hình mới.
Mỗi người dân Việt Nam cần tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; không để chúng lợi dụng, lôi kéo, kích động tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.
Trả lờiXóa