Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Vở hài kịch “xin ra khỏi Đảng”

Dạo này mấy trang mạng xã hội hay đúng hơn là một vài tờ báo lá cải của mấy ông, mấy bà vô công, rồi nghề đua nhau đưa chuyện về ông Lê Hiếu Đằng cùng một vài người viết đơn xin ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ cho rằng những người viết đơn xin ra khỏi Đảng là “hình mẫu”, “nhân vật tiên phong”, “nhân vật tiêu biểu”… và sẽ còn rất nhiều cụm từ bóng bẩy hơn thế nữa để cố tôn, cố đẩy cho những “người hùng” như kiểu Lê Hiếu Đằng lên tít tận mây xanh. Chỉ khổ cho mấy người như ông Lê Hiếu Đằng, tuổi cao, sức yếu không biết liệu sẽ chịu được bao nhiêu cú tung hứng, nhào nặn của chúng trên sân khấu nhơ nhớp này đây.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

"Nụ cười đen nhánh"... tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ xưa

  • Tục ngữ Việt có câu “cái răng, cái tóc là góc con người” và hàm răng đen nhánh hạt na chính là biểu tượng cho vẻ đẹp, cái duyên của phụ nữ Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
  • Cũng như nhiều dân tộc vùng Đông Á, tục nhuộm răng xuất hiện ở Việt Nam từ hàng nghìn năm trước (theo các truyện cổ tích và truyền thuyết Việt Nam) và được tôn vinh như một nét đẹp không thể thiếu ở người phụ nữ.
  • Tục nhuộm răng đã trở thành nét văn hóa không chỉ của cộng đồng người Kinh mà tồn tại ở cộng đồng các dân tộc Thái, Tày, Mường, Dao, Lự, Si La… sống trên dải đất Việt Nam.
  • Vẻ đẹp của hàm răng đen đã đi vào thi ca, ca dao như một cái đẹp chuẩn mực của phụ nữ Việt Nam “Răng đen ai nhuộm cho mình. Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say”.
  • Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 khi nền văn minh phương tây xâm nhập mạnh mẽ vào nước ta cùng với phong trào đấu tranh đòi bình quyền cho nữ giới, trào lưu để răng trắng tự nhiên cũng rầm rộ phát triển, tục nhuộm răng đen dần mai một.
  • Dù vẫn tồn tại đến ngày nay nhưng vẻ đẹp phụ nữ được tôn vinh từ hàng ngàn năm trước đã trở nên xa lạ với đa số phụ nữ thời nay.
  • Những nụ cười “như mùa thu tỏa nắng” từng làm say đắm biết bao thế hệ nam nhi nay chỉ còn được sở hữu bởi số ít phụ nữ lớn tuổi ở các vùng miền.
  • Đầu tuần mới xin trân trọng giới thiệu bộ sưu tập ảnh của-Lê Anh Dũng

răng đen, nhuộm răng, phụ nữ
Hàm răng đen nhánh hạt huyền từng là biểu tượng cho nét nét đẹp của phụ nữ xưa nay chỉ còn được lưu giữ bởi những phụ nữ lớn tuổi người Kinh.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Hình ảnh về Sa Pa trong những ngày giá rét

Để chụp được những hình ảnh băng tuyết tuyệt đẹp này, tác giả đã phải đi bộ hơn 20km để vượt đèo Ô Quý Hồ từ phía Lai Châu sang Sa Pa. Do mặt đường phủ tuyết quá dày, các loại phương tiện ô tô, xe máy từ Lai Châu lên cách đỉnh đèo Ô Quý Hồ 7km đều không thể di chuyển. 
Mời quý độc giả chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp chưa từng có về tuyết rơi ở Sa Pa và Ô Quý Hồ (Lào Cai) của độc giả Phạm Quang Vinh chụp vào chiều 16 và sáng 17/12.
Sa Pa, tuyết phủ, hình ảnh, tuyệt đẹp, chưa từng có,
Tuyết phủ trên những thửa ruộng bậc thang vốn quen thuộc với hình ảnh lúa nương chín vàng ở Sâu Chua, Sa Pa.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Những công trình kiến trúc cổ ở hai quận mới Thủ đô

 - Hai quận mới được tách ra từ huyện Từ Liêm đã có tên mới Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Không chỉ tập trung nhiều công trình mới, hiện đại, tại hai quận mới này còn tôn tạo, bảo tồn được rất nhiều công trình kiến trúc cổ.
Cũng như mọi làng mạc vùng đồng bằng bắc bộ xưa, hầu như mỗi ngôi làng ở huyện Từ Liêm vẫn bảo tồn được đình, chùa, đền, miếu, cổng làng... một nét kiến trúc theo truyền thống.
Tuy nhiều mái đình, ngôi chùa đã được tôn tạo, xây mới nhưng đa phần đều có xu hướng giữ lại nét kiến trúc cổ, phổ biến ở đồng bằng bắc bộ từ xa xưa.
Hình ảnh một số đình, chùa ở huyện Từ Liêm hiện nay:
Đình, chùa, miếu, kiến trúc, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm
Đình Phúc Lý, thôn Phúc Lý, xã Minh Khai (Từ Liêm - Hà Nội)

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Hiến pháp mới ra đời-sự kiện chính trị trọng đại của đất nước


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký chứng thực Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi), được thông qua ngày 28/11/2013
"Trong không khí trang trọng, vinh dự và đầy trọng trách, 9 giờ 50 phút ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi). Đây là một sự kiện chính trị-pháp lý có tính lịch sử, mở ra một thời kỳ mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta. Bản Hiến pháp sửa đổi lần này là kết quả của một quá trình làm việc hết sức công phu, nghiêm túc, khoa học và thật sự dân chủ"-Theo TTXVN.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

hồi tưởng

Kính tặng Thầy Cô nhân Ngày 20-11
Mọi người,
ai cũng một thời học trò tinh nghịch,
cũng một thời vô tư vui buồn, khóc cười không toan tính.
Mỗi ngày,
mong được đến Trường thêm những niềm tin,
Thầy Cô đó vẫn ngày ngày lặng lẽ chèo đò đón đưa.
Hôm nay,
mái Trường xưa đã trở thành quá khứ,
nhưng chẳng thể xóa nổi ơn nghĩa Thầy Cô dẫn đường đón đưa.
doanvanhau1158@gmail.com

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

                   Trụ sở Liên hợp quốc tại New York 
                                                                 Trụ sở Liên Hiệp Quốc
“Sáng 12/11 (theo giờ New York), với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc”-Theo TTXVN.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Dạy-học bằng bản đồ tư duy

Standard
DẠY-HỌC BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY-MỘT PHƯƠNG PHÁP MỚI ĐƯỢC CHO LÀ HIỆU QUẢ. XIN MỜI QUÝ THẦY CÔ CÙNG THAM KHẢO BÀI VIẾT SAU ĐÂY CỦA TÁC GIẢ "HUYỀN MY".
TS Trần Đình Châu cùng với TS Đặng Thị Thu Thuỷ – là hai tác giả đầu tiên ở Việt Nam phổ biến BĐTD tới hệ thống các trường phổ thông. Hai người biết đến BĐTD là nhờ con gái- con thứ hai của gia đình họ. Qua câu chuyện về các giờ học thú vị bằng BĐTD mà cô con gái kể lại trong dịp về nước nghỉ hè năm 2006, TS Châu có suy nghĩ rằng: tại sao không tìm cách nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào Việt Nam và áp dụng như thế nào cho phù hợp?

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Bé gái Việt làm triệu người xúc động trên tạp chí LIFE 1968

Loạt ảnh về cuộc sống của cô bé Việt Nam bị cụt chân  vì bom đạn Mỹ do tạp chí Life đăng tải năm 1968  đã ám ảnh nhiều người Mỹ.


Khi đang vô tình lọt vào khu vực mà người Mỹ quy định là vùng “bắn phá tự do” (free-fire-zone), cô bé 12 tuổi Nguyễn Thị Tròn đã bị đạn súng máy từ trực thăng Mỹ bắn cụt chân phải. Phóng viên ảnh nổi tiếng Larry Burrows đã gặp Tròn và thực hiện một loạt ảnh về cuộc sống của em. Trong bức ảnh này, Tròn đang chờ được lắp chân giả.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Những bức ảnh quý giá về chiến tranh Việt Nam

(Dân trí) - Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Mỹ chính thức đưa quân viễn chinh sang Việt Nam tham chiến, để đánh dấu mốc lịch sử này, hãng tin AP đã xuất bản cuốn sách ảnh “Vietnam: The Real War” công bố 300 bức ảnh hiếm từng được chụp tại chiến trường Việt Nam.

Chiến tranh Việt Nam đã để lại trong ký ức không chỉ những cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam mà ngay cả một thế hệ người dân Mỹ những ký ức sâu đậm, có sức ám ảnh lâu dài. Những ký ức đó gắn liền với những tác phẩm ảnh chiến trường gây ám ảnh, nhức nhối.
Có một thế hệ phóng viên ảnh chiến trường từng được các hãng thông tấn Mỹ cử sang Việt Nam, đó là thế hệ phóng viên chiến trường xuất sắc nhất mọi thời đại, luôn được nhắc tới trong giới làm nghề như những tượng đài lớn. Đáng kể nhất là những cái tên đến từ hãng tin Associated Press (AP) như Malcolm Browne, Eddie Adams, hay Nick Ut...
Ở thời kỳ đó, khi người dân Mỹ còn khá mù mờ về cuộc chiến tranh mà chính phủ Mỹ tiến hành tại Việt Nam, chính những phóng viên ảnh chiến trường quả cảm của AP đã đem về cho người dân Mỹ những hình ảnh trung thực nhất, khắc họa những bi kịch mà quân đội Mỹ đang gieo rắc tại Việt Nam.
Những bức ảnh đó đã được đánh đổi bằng sự mạo hiểm tính mạng của những phóng viên chiến trường sẵn sàng chết vì nghề. Quả thực AP đã có 4 phóng viên ảnh ngã xuống trên chiến trường Việt Nam trong quá trình tác nghiệp.
Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Mỹ chính thức đưa quân viễn chinh sang Việt Nam tham chiến, để đánh dấu mốc sự kiện lịch sử này, hãng tin AP của Mỹ đã xuất bản cuốn sách ảnh có tiêu đề “Vietnam: The Real War” (Việt Nam - Một cuộc chiến thực sự) trong đó có khoảng 300 bức ảnh lịch sử từng được ghi lại trên các chiến trường Việt Nam.
Trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Việt Nam, hãng tin AP đã giành được tổng cộng 6 giải Pulitzer - giải thưởng cao quý dành cho các nhà báo Mỹ, trong đó có 4 giải Pulitzer cho phóng viên ảnh và 2 giải cho phóng viên viết tin bài.
Tuyển lựa từ 25.000 bức ảnh lưu giữ trong kho, AP đã lọc ra 300 bức xuất sắc nhất, khắc họa những thái cực khác nhau của cuộc chiến.

Cuốn sách “Vietnam:
The Real War” vừa được xuất bản ngày 1/10 tại Mỹ, Canada, và Anh.
Cuốn sách “Vietnam: The Real War” vừa được xuất bản ngày 1/10 tại Mỹ, Canada, và Anh.

Võ Nguyên Giáp: Nhà chính trị đi trước nhà quân sự


- Trải qua nhiều năm kiên trì đến với dân, đến khi cách mạng đã có chỗ đứng chân trong nhân dân rồi, Hồ Chí Minh mới giao cho Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ tổ chức Đội Quân giải phóng.
Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh với các cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 1999.Ảnh tư liệu
LTS: Đại tá Trần Trọng Trung là tác giả cuốn "Võ Nguyên Giáp - danh tướng thời đại Hồ Chí Minh". Với tư cách một nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh cách mạng, ông đã dày công viết về sự nghiệp của Đại tướng.
Được sự cho phép của ông, VietNamNet trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số trích đoạn của cuốn sách:

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Hai mươi điều người giáo viên cần biết

Xin trân trọng mời các thầy cô cùng tham khảo bài viết tôi mới sưu tầm:

"1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học viên và hãy chia sẻ những thất bại của họ.
2. Bạn là người rất gần gũi với học viên của mình, hãy cố gắng để họ luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của họ.
3. Đừng ngại thừa nhận với người học là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng họ tìm câu trả lời.
4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi học viên. Khi đó chính họ sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.
5. Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của họ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học, người học cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Những bức ảnh làm thay đổi thế giới


QĐND - Đôi khi có nhiều bức ảnh được chụp một cách tình cờ, nhưng những bức ảnh đó lại có thể mang tới những sự thay đổi cho nhân loại. Báo Sự thật thanh niên (Nga) số ra tháng 7-2013 đã tập hợp 5 bức ảnh từng tạo ra sự đổi thay ấy.

1- Ảnh chụp Chê Ghê-va-ra (người nằm) do phóng viên nhiếp ảnh Phrét-đi Abo-Rtơ (Freddi Aborta) chụp năm 1967. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng của cách mạng và cuộc nổi dậy chống áp bức.
Chê Ghê-va-ra có kế hoạch lật đổ chính phủ Bô-li-vi-a và kế hoạch đó không thành. Chính phủ Bô-li-vi-a đã làm mọi cách để tiêu diệt được ông. Họ đã chụp tấm ảnh “kỷ niệm” khi ông đã chết. Trong ảnh có một viên sĩ quan đang chỉ tay vào bụng Chê Ghê-va-ra. Lúc đầu, họ dùng bức ảnh này nhằm mục đích bắt những người kế nhiệm phải im lặng. Sau đó, họ dùng bức ảnh này để chứng minh rằng, cách mạng đã bị thất bại và cuộc đấu tranh đã đến hồi kết. Song thực tế, cuộc đấu tranh chống áp bức mới bắt đầu...
Ảnh chụp Chê Ghê-va-ra (người nằm) do phóng viên nhiếp ảnh Phrét-đi Abo-Rtơ (Freddi Aborta) chụp năm 1967. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng của cách mạng và cuộc nổi dậy chống áp bức
Bức ảnh được lan truyền khắp thế giới và người xem có dịp so sánh bức ảnh này với bức tranh của một họa sĩ vô danh thời Phục hưng. Đó là bức tranh ghi lại hình ảnh một tín đồ đã chết và vừa được tháo từ thánh giá ra.
Với sự so sánh đó, những người kế nhiệm Chê Ghê-va-ra gọi bức ảnh trên là “Chê bất tử”.
Cho đến nay, mặc dù vẫn còn các ý kiến khác nhau về Chê Ghê-va-ra, song ở thời điểm nào đó, ông đã trở thành biểu tượng của cách mạng và phong trào nổi dậy chống áp bức.

Cảnh giác với những bình luận sai lệch về sửa đổi Hiến pháp


QĐND - Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (DTSĐHP) tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII cho thấy, việc lấy ý kiến nhân dân vào DTSĐHP lần này thật sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, sâu rộng, không chỉ ở trong nước mà cả đối với đồng bào Việt Nam ở nước ngoài. Theo thống kê của các cơ quan, tổ chức hữu quan, tính đến nay đã có hơn 26.091.000 lượt ý kiến góp ý với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức để các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý vào DTSĐHP. Nhìn chung, đại đa số ý kiến của nhân dân đều tán thành với DTSĐHP do Ủy ban DTSĐHP công bố. Báo cáo cũng tổng hợp các ý kiến tâm huyết, tham gia ý kiến vào bản DTSĐHP. Những ý kiến này đã được Ủy ban DTSĐHP trình bày trước Quốc hội để các đại biểu tiếp tục trao đổi, thảo luận.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Những chứng cứ thuyết phục


QĐND - Hàng trăm bản đồ do chính Trung Quốc và một số nước phương Tây xuất bản cách đây vài trăm năm xác định cương giới cực Nam Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, cùng rất nhiều tư liệu lịch sử đã được trưng bày tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh từ ngày 22 đến 29-8 là những bằng chứng hùng hồn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Đó là sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Đôi nét về chiến lược chống khủng bố mới của Mỹ

Ngày 23-5-2013, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma đã công bố chiến lược chống khủng bố mới thay cho chiến lược chống khủng bố mà Chính quyền Mỹ đã thực hiện từ năm 2001. Vậy, vì sao Mỹ phải thay đổi chiến lược, nội dung cơ bản của chiến lược mới là gì và triển vọng của nó ra sao đang là vấn đề mà dư luận quốc tế quan tâm.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

CÁCH SOẠN POWERPOINT SLIDE


1
.  Cẩn thận với PowerPoint
Nếu chúng ta có 20 hộp sơn, chúng ta không tự nhiên trở thành họa sĩ.  Tương tự, nếu chúng ta có 20 slides, chúng ta không hẳn có một bài báo cáo – mà chỉ là một loạt slides.  Để có một báo cáo tốt, tác giả đòi hỏi phải thực tập rất nhiều.
Một trong những vấn đề của PowerPoint là tính đồng dạng.  Ba đặc điểm sau đây làm cho báo cáo khó theo dõi:
  1. Những slide đều có một format giống nhau
  2. Dùng điểm bullet trong mỗi slide
  3. Dùng một màu nền duy nhất
  4. Mỗi slide cần phải có một tựa đề
Đặc điểm 1-3 có thể làm cho người theo dõi mệt mỏi, vì lặp đi lặp lại nhiều lần.  Nếu được, cố gắng sáng chế ra nhiều màu nền khác nhau để dùng trong bài nói chuyện; nếu không có nhiều màu nền, thì chỉ dùng màu nền hết sức đơn giản.
Tựa đề trên mỗi slide cũng giống như bảng chỉ đường.  Bảng chỉ đường dẫn dắt câu chuyện một cách logic và lí thú.  Do đó, tác giả cần phải suy nghĩ cách đặt tựa đề cho mỗi slide sao cho đơn giản nhưng đủ để khán giả biết mình đang ở đâu trong câu chuyện.  Sau đây là vài hướng dẫn cho cách soạn slide.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

"HIẾU ĐẰNG TỰ SỰ"

         "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh" !!?? Thật đúng với cái tên của nó, một người có vấn đề về thần kinh, khuyết tật về trí óc mà lại "đăng đàn" rao giảng về chính trị, lẽ sống, lý tưởng, kể ra cũng hay - cố tạo ra một "xì - căng - đan" để gây sự chú ý, để bớt nỗi cô quạnh trên giường bệnh.

     Mọi người hãy thông cảm cho, vì bệnh tật nên đã lâu "Hiếu Đằng" ta không tiếp xúc với thực tế xã hội, không được chứng kiến những đổi thay của đất nước trong công cuộc đổi mới, không thấy được nhân dân ta ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Và cũng vì đã lâu, mắc bệnh mù màu "Hiếu Đằng" ta coi ti vi thấy mấy vụ đánh nhau liên miên, tranh giành quyền lực, cuộc sống của người dân bất ổn ở những nước có nhiều đảng phái chính trị, cứ ngỡ họ đang chiếu phim hành động.

        Thật đúng là "đã ngấp nghé cửa lỗ nhưng lại còn ham hố muốn xưng vương".

doanvanhau1158@gmail.com

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

HỌC LÀM NGƯỜI

Mời các bạn cùng tham khảo lời dạy của cổ nhân.

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Chất độc màu da cam: hậu quả cho đến ngày hôm nay và tương lai


Chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm, song hậu quả của nó vẫn còn mãi. Chỉ có những dân tộc đã từng phải trải qua đau thương mất mát của chiến tranh mới hiểu được điều đó. Bài báo này được đăng trên trang topnews.ru. Xin đăng lại cùng bạn đọc…
Image for myheartmoscow.wordpress.com
Trong những năm 60 -70 quân Mỹ đã rải hàng nghìn tấn chất độc màu da cam – chất độc thuôc nhóm 1 – nguy hiểm nhất xuống Việt Nam nhằm tìm ra các căn cứ bí mật quả Quân đội Việt Nam. Thành phần chính của nhóm chất độc này là đioxin.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

LUẬN BÀN

Mấy ngày gần đây dư luận xã hội đang tập trung chú ý đến hiện tượng cá biệt "Bệnh viện ĐK Hoài Đức" của nghành Y tế Hà Nội. Trong khi rất nhiều cán bộ, nhân viên Y tế cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn để không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, thì một vài "con sâu" ở Bệnh viện ĐK Hoài Đức đã cố tình vi phạm cả chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp để trục lợi cho cá nhân. Vụ việc đã kịp thời bị phát hiện nhờ sự dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực của một số cán bộ, nhân viên trong Bệnh viện. Cấp ủy, chính quyền TP Hà Nội đã nhanh chóng vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc. Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã ghi nhận, hoan nghênh những người đã dũng cảm đứng lên tố cáo và đánh giá cao sự tích cực vào cuộc của các cơ quan chức năng trong xử lý vụ việc.  Đồng thời Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu Công an TP Hà Nội khẩn trương điều tra, xác minh vụ việc, đảm bảo chính xác, khách quan, công tâm. Việc làm kịp thời, kiên quyết của cấp ủy, chính quyền TP Hà Nội càng khẳng định thêm sự quan tâm đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân trong xã hội ta.
doanvanhau1158@gmail.com

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Không có 

“quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị”

Luận điểm cho rằng “quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị” không phải là mới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, lấy cớ góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vấn đề này lại được xới lên. Đằng sau nó là gì, cũng là điểm cần phải làm rõ.
Những người say sưa với quan điểm “quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị”…, cho rằng “quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái hay một thể chế chính trị nào”. Thực chất của quan điểm này là gì? Có hay không “quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị”? Những người tỉnh táo có thể dễ dàng nhận ra: quan điểm này về thực chất chỉ là sự diễn đạt khác đi của quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội – một thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch hòng chống phá cách mạng nước ta. Đây là một luận điệu phản khoa học nhằm tách Quân đội nhân dân Việt Nam khỏi sự lãnh đạo của Đảng, thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, làm Quân đội mất định hướng chính trị, suy yếu sức chiến đấu, không còn là công cụ sắc bén bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Tổ quốc.

KHÂU THEN CHỐT CỦA CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Giáo sư Đinh Quang Báo nói về: 
Khâu then chốt của chất lượng giáo dục
Kiểm tra đánh giá trong giáo dục có giá trị không chỉ cho người dạy, người học mà còn cả nhà quản lý. Đây là khâu cơ bản và then chốt để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn giáo dục, kiểm tra đánh giá chưa được giáo viên, học sinh sử dụng xứng tầm giá trị sư phạm của nó.
Phóng viên Báo GD&TĐ đã có cuộc trò chuyện xung quanh vấn đề trên cùng GS Đinh Quang Báo - Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
                  GS Đinh Quang Báo
Thưa GS Đinh Quang Báo, ông có nhận xét gì về thực trạng kiểm tra đánh giá trong giáo dục hiện nay?
- Hiện nay, kiểm tra đánh giá mới chỉ nghiêng về đánh giá xếp hạng, cho lên lớp, cho tốt nghiệp. Còn chức năng thu nhận thông tin phản hồi để giúp cho thầy và trò điều khiển quá trình dạy học rất ít. Nếu có thì cũng là ngẫu nhiên chưa được nhận thức như là một nguyên tắc sư phạm.
Thực tế cũng cho thấy, đánh giá thường xuyên hiện nay còn yếu. Thứ nhất bởi tần số đánh giá không thường xuyên. Thứ hai, khi đánh giá thường xuyên không chú ý phân tích định tính để giáo viên và học sinh biết và kịp thời sửa chữa, điều chỉnh cách dạy cách học. Tóm lại, kiểm tra đánh giá không chỉ không đúng lúc kịp thời mà còn đưa lại thông tin phiến diện về kết quả dạy học.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Hiệu lực người chỉ huy được tăng cường 

Vào thời điểm Bộ Chính trị mới ban hành Nghị quyết 51, một số người băn khoăn: Liệu Nghị quyết 51 có làm giảm hiệu lực của người chỉ huy? Tìm câu trả lời cho vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc khảo sát tại một số đơn vị thuộc Quân đoàn 1.
Điểm tựa cho người chỉ huy
Trao đổi với chúng tôi về sự băn khoăn: "Nghị quyết 51 có làm giảm hiệu lực của người chỉ huy?". Đại tá Đỗ Minh Xương, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312 cho biết:
- Đúng là thời điểm mới ban hành Nghị quyết 51, ở chỗ này, chỗ kia, một số người còn băn khoăn cho rằng, nghị quyết có thể làm giảm hiệu lực người chỉ huy. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện tôi thấy điều đó không xảy ra. Trên thực tế, với những quy định hết sức cụ thể, rõ ràng về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của chính ủy, chính trị viên, cũng như quy định về mối quan hệ của chính ủy, chính trị viên với người chỉ huy, giúp cho hiệu lực quản lý, chỉ huy được nâng lên rõ rệt.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Học tập phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 19-5, cả nước sôi nổi kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ năm nay cũng đúng vào dịp Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; hai năm thực hiện Chỉ thị 03 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang tích cực thi đua, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, nghị quyết đại hội đảng các cấp.
Từ sau Đại hội XI của Đảng đến nay, những thành tựu mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân giành được trên mọi mặt của đời sống xã hội có ý nghĩa hết sức to lớn, tạo ra thế và lực mới để đất nước phát triển toàn diện, hợp lý và vững chắc.
Ảnh minh họa:dbnd.baclieu.gov.vn.

Cần một cái nhìn công tâm, công bằng về tình hình nhân quyền Việt Nam


Vào ngày 4-6 vừa qua, một lần nữa tại Hạ viện Hoa Kỳ lại diễn ra cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam do Nghị sĩ Chris Smith-nghị sĩ Đảng Cộng hòa tiểu bang Niu Giơ-xi (New Jersey) bảo trợ. Trong lời dẫn, Chris Smith không chỉ lên án Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền mà còn chỉ trích Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “đã để cho những toan tính chính trị lấn át thực tế và sự bạo tàn trong vấn đề đàn áp tôn giáo của Chính phủ Việt Nam”.
Ông Chris Smith cho biết đã đề xuất “Dự luật nhân quyền Việt Nam với tên là H.R. 1897”. Dự luật này đang chờ Ủy ban Đối ngoại Hạ viện xem xét.
Trước đó, ngày 11-4, cũng tại “Cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam” do Dân biểu Chris Smith khởi xướng, bảo trợ, Võ Văn Ái, Chủ tịch cái gọi là “Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam”, còn đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (Quốc gia cần quan tâm đặc biệt) và “ không hậu thuẫn” cho Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016.
Vậy sự thật về những vụ việc mà người ta cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền như thế nào?

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013



"Người thầy cần có tâm"

Giáo sư Phạm Thị Trân Châu – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam:

“Thực tế, trong xã hội vẫn có rất nhiều  thầy cô giáo tốt, hết lòng vì học sinh, chia sẻ khó khăn, dạy học miễn phí cho học sinh nghèo” -  Giáo sư, Tiến sĩ khoa học (GS. TSKH) Phạm Thị Trân Châu (Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Việt Nam) nhận xét như vậy. Theo bà, nếu người lớn là tấm gương cho học sinh thì sẽ hạn chế những hành vi lệch lạc của giới trẻ. Còn người làm thầy không có cái tâm, không trau dồi đạo đức, thì dù lương cao bao nhiêu họ vẫn làm những điều tiêu cực.
Thưa Giáo sư, thời bà đi học, bạn bè đối xử với nhau như thế nào?
 - Khi tôi còn là một nữ sinh nhỏ tuổi, đó là thời chống Pháp, gia đình tôi ở Vùng tự do Liên khu 5. Dù là con nhà quan, nhưng đến Vùng tự do ở nên gia đình tôi cũng nghèo như phần lớn các gia đình khác sống tại đó. Chỉ có những gia đình buôn bán, sản xuất... thì có thể coi là dân cư giàu có hơn người ở đó. Tuy nhiên, khi đến lớp, trẻ con nhà giàu, nhà nghèo đều như nhau, không có sự phân biệt giàu nghèo trong lớp, bạn bè chơi với nhau hoà đồng.   
Giáo sư Phạm Thị Trân Châu 
Trong lớp tôi có người bạn là con của gia đình tư sản chuyên sản xuất giấy. Học trò nghèo như tôi giấy để viết còn không đủ, nhưng tôi học giỏi, bạn tôi thì học yếu, đầu năm học gia đình bạn dẫn bạn đến nhà tôi mang giấy viết đến để tặng tôi. Bố mẹ bạn giàu có, nhưng họ đã dạy cho con của họ một cách rất thấm thía, chứ họ muốn cho giấy cũng có cách khác là chỉ việc “quẳng” giấy cho con họ mang đến lớp cho tôi. Gia đình bạn cho tôi giấy viết cũng là một cách họ dạy con họ. Và mẹ tôi cũng như tôi lòng tự trọng rất lớn, nên không phải họ cứ đưa cho như “bố thí” cũng lấy, cách họ cho như thế nào thì chúng tôi mới nhận. Ban đầu họ mang giấy đến nhà tặng tôi, mẹ để tôi tự quyết định có nhận hay không, tôi không muốn nhận, người mẹ giàu có của bạn tôi đã nói: “Đây không phải là bác cho cháu, mà là cháu nhận giúp bác, để con bác học tập cháu ở chỗ cháu nghèo như thế mà cháu vẫn học giỏi”, cùng với thái độ họ rất trân trọng tôi, nên cuối cùng tôi đã vui vẻ nhận và cảm ơn họ.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Nghệ thuật tạo thế đánh các trận then chốt quyết định

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, đầu tháng 3-1975, quân và dân ta, nòng cốt là các binh đoàn chủ lực đã mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mở đầu là chiến dịch Tây Nguyên. Lực lượng của ta tham gia chiến dịch gồm 5 sư đoàn, 4 trung đoàn bộ binh và nhiều đơn vị binh chủng, cùng LLVT trên địa bàn chiến dịch.

Vì sao Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, 
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, 
kim chỉ nam cho hành động?

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển năm 2011) (gọi tắt là Cương lĩnh 2011) của Đảng đã ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình. Điều đó hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam và tiến trình lịch sử thế giới.


Tiếng Việt đang “dài” ra!


Standard
- Trong một chương trình Chào buổi sáng (VTV1) mới đây, viên sĩ quan cảnh sát giao thông trả lời phỏng vấn rằng: “Chúng tôi đã xác định được những cơn mưa kéo dài trên một tiếng đồng hồ hoặc dưới một tiếng đồng hồ gây ngập lụt là 53 điểm”. Sao không nói: “Chúng tôi đã xác định được 53 điểm cứ mưa to là ngập” cho gọn?
Cũng chương trình này, hàng ngày vẫn ra rả “người tham gia giao thông”, “các phương tiện tham gia giao thông”. Sao không nói “người đi lại”, “xe cộ” cho ngắn?
Hiện tượng nói dài đang ngày càng trở nên phổ biến trong sách báo và văn bản tiếng Việt hiện nay. Vì sao?

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013





Những đặc điểm của một giảng viên tốt


Standard
http://librarykvpattom.files.wordpress.com/2008/09/schoolbest-teacher-slatesc1002166x2176620.jpg?w=143&h=143Người phương Tây có thói quen đáng nể là cái gì họ cũng làm … nghiên cứu. Cái gì họ cũng “cân, đo, đong, đếm”. Mấy chục năm trước, đại học Úc bắt đầu cho sinh viên đánh giá giảng viên (một việc làm trước đó rất hiếm), và thế là hàng loạt nghiên cứu ra đời. Kết quả những nghiên cứu này cung cấp cho chúng ta nhiều dữ liệu thú vị, nhất là những yếu tố để phân biệt một “good lecturer” với một “bad lecturer”. Thiết tưởng những yếu tố này cũng mang tính thời sự, nên tôi liệt kê ra đây vài đặc điểm để tham khảo.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Không thể chấp nhận quan điểm “phi chính trị hoá Quân đội”

Trong tham gia Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có người đưa ra quan điểm “phi chính trị hóa quân đội”, yêu cầu “quân đội đứng ngoài chính trị”, cho rằng “quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái hay một thể chế chính trị nào”. Thực chất của quan điểm đó là gì và vì sao không thể chấp nhận?

Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là yêu cầu, nguyên tắc trong xây dựng quân đội kiểu mới

Có thể nói, và thực tế tổ chức quân đội của các quốc gia trên thế giới cho thấy, không có một quân đội nào đứng ngoài chính trị, kể cả đó là hệ thống chính trị tư sản hay vô sản. Lập luận phi chính trị hóa quân đội của một số người đưa ra chẳng qua là thủ thuật khiến một số người không có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu sâu về vấn đề này có những đánh giá mơ hồ về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc… Đây là vấn đề được tập trung phân tích và làm rõ trong buổi Tọa đàm tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Báo Quân đội nhân dân tổ chức, chiều 13-3, tại Hà Nội.

Buổi tọa đàm nhằm khẳng định làm rõ hơn những vấn đề về xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc được nêu trong các điều từ Điều 69 đến Điều 73 (Chương IV) của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là Điều 70.
Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng Biên tập Báo QĐND chủ trì và tham gia tọa đàm

Mục tiêu nào đằng sau đòi hỏi Quân đội phải trung lập về chính trị

Lợi dụng đợt sinh hoạt dân chủ lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các thế lực thù địch đang tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc, hòng hạ thấp uy tín Đảng ta. Mục tiêu của chúng là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và toàn xã hội, đòi bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.